Với giải Câu hỏi trang 14 Chuyên đề Địa Lí 12 Cánh diều chi tiết trong Chuyên đề 1: Thiên tai và biện pháp phòng chống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải Chuyên đề Địa lí 12 Chuyên đề 1: Thiên tai và biện pháp phòng chống
Câu hỏi trang 14 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy:
- Phân tích nguyên nhân và hậu quả của hạn hán.
- Trình bày các biện pháp phòng chống hạn hán ở nước ta.
Lời giải:
- Nguyên nhân hạn hán: hình do không có mưa hoặc rất ít mưa trong một thời gian dài, đặc biệt là ở những nơi có lớp phủ thực vật bị suy giảm, làm hạ thấp mực nước ngầm, sông ngòi, ao hồ cạn kiệt, độ ẩm của đất giảm mạnh và trở nên khô cằn.
- Hậu quả: thường ít gây thiệt hại về người nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành kinh tế, đến đời sống con người và môi trường sinh thái, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
+ Về người: làm cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt; gia tăng các bệnh truyền nhiễm,…
+ Về kinh tế: gây thiệt hại lớn trong nông nghiệp do thiếu nước cho trồng trọt, chăn nuôi, dẫn đến thiếu lương thực và thực phẩm; giảm công suất hoặc gián đoạn hoạt động của các nhà máy thủy điện, hạn chế hoặc gián đoạn hoạt động giao thông vận tải đường thủy,…
+ Về môi trường: làm biến đổi môi trường sống của các loài sinh vật, tăng nguy cơ và mức độ hoang mạc hóa; cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước (nước mặt, nước ngầm); tăng mức độ và diện tích bị nhiễm mặn, nhiễm phèn ở các vùng ven biển,…
- Biện pháp phòng chống hạn hán:
NHÓM BIỆN PHÁP LÂU DÀI |
|
- Bảo vệ rừng, mở rộng diện tích rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ nhằm tăng khả năng giữ đất, giữ nước, giảm thiểu mức độ hạn hán. - Đầu tư phát triển các công trình thủy lợi, tăng cường khả năng dự trữ và phân phối nước cho sản xuất; sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước. - Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, áp dụng các mô hình sản xuất, các cây trồng có khả năng chịu hạn trong nông nghiệp. - Nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ nguồn nước,… |
|
NHÓM BIỆN PHÁP CỤ THỂ |
|
Trước khi có hạn hán |
- Theo dõi thông tin dự báo về tình hình hạn hán trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Dự trữ nước sinh hoạt cho gia đình; xây dựng bể chứa hoặc sử dụng các vật dụng có thể chứa nước để thu gom, dự trữ nguồn nước mưa. - Dự trữ lương thực, thực phẩm cho gia đình; dự trữ và bảo quản nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm trong mùa khô,… |
Khi đang hạn hán |
- Thực hiện theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của địa phương về các biện pháp ứng phó với hạn hán. - Sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, tận dụng nước đã dùng cho sinh hoạt để tưới cây hoặc dọn vệ sinh,… - Cẩn trọng khi sử dụng lửa, thiết bị điện trong gia đình, đề phòng hỏa hoạn. |
Sau khi hạn hán |
- Kiểm tra và sửa chữa, củng cố hệ thống bể chứa, vật dụng có thể chứa nước. - Hỗ trợ khắc phục hậu quả do hạn hán và khôi phục các hoạt động sản xuất sau hạn hán ở gia đình, cộng đồng và nhà trường,… |
Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 11 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy:...
Câu hỏi trang 13 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy:...
Câu hỏi trang 14 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy:...
Câu hỏi trang 16 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy:...
Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: