Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày các đặc điểm của thiên tai ở Việt Nam

136

Với giải Câu hỏi trang 6 Chuyên đề Địa Lí 12 Cánh diều chi tiết trong Chuyên đề 1: Thiên tai và biện pháp phòng chống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 12 Chuyên đề 1: Thiên tai và biện pháp phòng chống

Câu hỏi trang 6 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày các đặc điểm của thiên tai ở Việt Nam.

Lời giải:

- Có nhiều loại thiên tai: do các đặc điểm về vị trí địa lí, khí hậu, địa hình, sông ngòi,… nên nước ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai khác nhau. Mỗi loại thiên tai lại có sự khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm, quy mô, mức độ nguy hiểm, khả năng gây thiệt hại,… Trong đó, các thiên tai phổ biến nhất và gây nhiều thiệt hại là: bão, ngập lụt, hạn hán, sạt lở đất, lũ quét, nắng nóng, mưa lớn, xâm nhập mặn, rét hại,…

- Thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp và có sự khác nhau giữa các vùng:

+ Biến đổi khí hậu toàn cầu và khu vực đã làm cho thiên tai ở nước ta những năm gần đây có xu hướng gia tăng cả về tần suất, quy mô và cường độ. Thời gian xuất hiện ngày càng dị thường, trái quy luật nên rất khó dự báo và phòng chống, đặc biệt là mưa lớn, lũ, ngập lụt, bão, lũ quét, sạt lở đất, rét hại, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn,…

+ Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng theo không gian và thời gian, đặc biệt là sự phân hóa của khí hậu và địa hình. Chính vì thế, mỗi vùng thường có các loại thiên tai khác nhau, tủy thuộc vào vị trí địa lí và những đặc điểm tự nhiên mang tính đặc thủ của từng vùng.

Các thiên tai chủ yếu

Phân bố

Lũ, lũ quét, sạt lở đất, rét hại, sương muối, mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, động đất.

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, rét hại, mưa lớn.

Đồng bằng sông Hồng

Nắng nóng, hạn hán, lũ, lũ quét, sạt lở đất, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lụt.

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, nước dâng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất, mưa lớn, lốc, mưa đá.

Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

- Thiên tai được phân thành các cấp rủi ro khác nhau:

+ Các cấp rủi ro được xác định dựa vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai. Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định cho từng loại thiên tai và được phân tối đa thành 5 cấp theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai.

+ Các cấp rủi ro thiên tai được công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai. Đây là cơ sở cho việc cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá