Dựa vào hình 2.4 và thông tin trong bài, hãy: Nêu và giải thích quá trình hình thành vùng kinh tế trọng điểm

146

Với giải Câu hỏi trang 25 Chuyên đề Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Chuyên đề 2: Phát triển vùng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 12 Chuyên đề 2: Phát triển vùng

Câu hỏi trang 25 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào hình 2.4 và thông tin trong bài, hãy:

- Nêu và giải thích quá trình hình thành vùng kinh tế trọng điểm.

- Trình bày đặc điểm phát triển các vùng kinh tế trọng điểm nước ta.

Dựa vào hình 2.4 và thông tin trong bài, hãy: Nêu và giải thích quá trình hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Lời giải:

- Quá trình hình thành vùng kinh tế trọng điểm:

+ Từ những năm 90 của thế kỉ XX, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm. Xác định các vùng kinh tế trọng điểm là vùng động lực làm đầu tàu lôi léo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước. Từ cuối 1997 – đầu 1998, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 3 vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2010 là Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Năm 2009, thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.

+ Hiện nay, nước ta có 4 vùng kinh tế trọng điểm với tổng số 24 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Số lượng và phạm vi lãnh thổ của mỗi vùng kinh tế trọng điểm có sự thay đổi theo thời gian tùy theo yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Đặc điểm phát triển các vùng kinh tế trọng điểm:

+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: là vùng hạt nhân, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Hội tụ tương đối đầy đủ các thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội, đã quy hoạch và hình thành hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển trọng điểm. Cơ cấu kinh tế hiện đại, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GRDP. Phát triển mạnh các ngành tài chính ngân hàng; du lịch; cơ khí; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất điện;… Có Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ của cả nước.

+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tuyến hành lanh kinh tế Đông – Tây, nối với đường hàng hải quốc tế. Các địa phương trong vùng đều có đường bờ biển dài, nguồn tài nguyên biển phong phú, thuận lợi phát triển kinh tế biển, nhất là các ngành du lịch, giao thông vận tải biển. Các ngành công nghiệp quan trọng của vùng là sản xuất ô tô; lọc, hóa dầu; luyện kim; năng lượng. Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng là Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: có vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước, quốc tế và khu vực. Có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế hiện đại, các khu công nghiệp phát triển mạnh, đóng góp vào tổng giá trị xuất nhập khẩu và thu hút đầy tư nước ngoài lớn nhất cả nước. Có TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học kĩ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn nhất cả nước.

+ Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long: có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và giàu có với đường bờ biển dài, vùng biển rộng, tài nguyên nước dồi dào, đất phù sa màu mỡ,… Là trung tâm dẫn đầu cả nước về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước. Trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng là Cần Thơ.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá