Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân biệt các loại vùng kinh tế: vùng kinh tế - xã hội

112

Với giải Câu hỏi trang 16 Chuyên đề Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Chuyên đề 2: Phát triển vùng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 12 Chuyên đề 2: Phát triển vùng

Câu hỏi trang 16 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân biệt các loại vùng kinh tế: vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế ngành.

Lời giải:

- Vùng kinh tế - xã hội:

+ Là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các hoạt động kinh tế - xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước. Phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước. Thúc đẩy tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế từng vùng, từng địa phương, khắc phục tình trạng chồng chéo, manh mún, kém hiệu quả.

+ Tiêu chí hình thành: bao gồm ranh giới hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạo thành vùng lãnh thổ thống nhất, không bị chia cắt, rời rạc; có sự tương đồng về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế; có điều kiện tương đồng về xã hội, lịch sử, văn hóa, dân cư; cơ sở hạ tầng và khả năng kết nối.

- Vùng kinh tế trọng điểm:

+ Là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia hoặc của một vùng, hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, trình độ phát triển cao, giữ vai trò dẫn dắt, đầu tàu thúc đẩy, lan tỏa phát triển chung của cả nước hoặc của một vùng.

+ Tiêu chí hình thành: bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tập trung vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, các nguồn lực tự nhiên, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nguồn lực chất lượng cao và các tiềm năng, lợi thế khác cho phát triển; được ưu tiên đầu tư về vốn, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, có khả năng hấp dẫn các nhà đầu tư,…; có vai trò lớn với cả nước qua các chỉ tiêu chủ yếu: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP cả nước, GRDP/người cao, tạo nguồn thu ngân sách lớn cho đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại,…

- Vùng kinh tế ngành:

+ Là một vùng ở đó phân bố tập trung một ngành sản xuất nhất định, ví dụ vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp, vùng du lịch,… Trong vùng kinh tế ngành không chỉ có các ngành sản xuất chuyên môn hóa, mà có cả một cơ cấu phát triển tổng hợp, các ngành sản xuất chuyên môn hóa là cốt lõi của vùng.

+ Có 3 loại vùng kinh tế ngành chủ yếu là vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp, vùng du lịch, mỗi vùng có các tiêu chí xác định khác nhau.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá