Dựa vào nội dung mục III.3.b, hãy trình bày về 6 vùng công nghiệp ở nước ta

24

Với giải Câu hỏi trang 36 Chuyên đề Địa Lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Chuyên đề 12.2: Phát triển vùng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 12 Chuyên đề 12.2: Phát triển vùng

Câu hỏi trang 36 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào nội dung mục III.3.b, hãy trình bày về 6 vùng công nghiệp ở nước ta.

Lời giải:

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Tập trung phát triển các ngành khai thác và chế biến khoáng sản; thủy điện; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất hóa chất; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất kim loại. Tại các tỉnh dọc tuyến hành lang Lào Cai – Hà Nội phát triển công nghiệp lắp ráp linh kiện, công nghiệp hỗ trợ theo hướng hợp tác và khai thác thị trường Trung Quốc.

+ Các trung tâm công nghiệp chính tập trung ở khu vực Đông Bắc như Việt Trì, Thái Nguyên, Bắc Giang,…

- Vùng Đồng bằng sông Hồng:

+ Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng, phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất kim loại, sản xuất hóa chất, nhiệt điện, công nghiệp công nghệ cao. Phát triển có chọn lọc công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện cơ khí, ô tô, xe máy, linh kiện điện tử xung quanh TP Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh.

+ Các trung tâm công nghiệp lớn trong vùng là Hà Nội, Hải Phòng và một số trung tâm công nghiệp khác.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:

+ Hoạt động công nghiệp chủ yếu ở khu vực ven biển với các ngành chế biến hải sản; sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí đóng tài và sửa chữa tàu biển; mới đây có công nghiệp lọc hóa dầu. Công nghiệp được phát triển gắn với sự phát triển của hệ thống cảng biển; trục hành lang Đông – Tây.

+ Trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng là Đà Nẵng.

- Vùng Tây Nguyên:

+ Cơ cấu công nghiệp theo ngành khá đơn giản.Chủ yếu là công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ; thủy điện; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản (bô-xít).

+ Trong vùng chưa có một trung tâm công nghiệp nào với quy mô đáng kể.

- Vùng Đông Nam Bộ:

+ Phát triển các ngành công nghiệp cơ khí; dầu khí và các chế phẩm hóa dầu, hóa chất; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; công nghiệp công nghệ cao; phát triển công nghiệp phụ trợ; công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống; sản xuất hàng tiêu dùng cho xuất khẩu.

+ TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn hàng đầu cả nước và một số trung tâm khác như Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Tập trung phát triển các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến nông sản, thủy hải sản xuất khẩu; cơ khí nông nghiệp; công nghiệp khí – điện – đạm. Các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, điển hình là công nghiệp dệt mau,… cũng góp mặt trong cơ cấu công nghiệp của vùng.

+ Cần Thơ là trung tâm công nghiệp lớn nhất trong vùng, các trung tâm công nghiệp khác có quy mô nhỏ hơn và được phân bố trải đều.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá