Với giải Câu hỏi 5 trang 117 Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học 12 Bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch
Câu hỏi 5 trang 117 Hóa học 12: Nêu các hiện tượng quan sát được ở Thí nghiệm 1. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm và giải thích.
Phương pháp giải:
Chẳng hạn khi hoà tan CuSO4 vào nước tạo thành phức chất aqua [Cu(H2O)6]2+. Có màu xanh. Khi nhỏ thêm vài giọt dung dịch kiềm sẽ tạo thành kết tủa xanh nhạt Cu(OH)2. Khi cho đến dư dung dịch ammonia vào kết tủa Cu(OH)2, kết tủa tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam chứa ion phức [Cu(NH3)4(H2O)2]2+, thường viết là [Cu(NH3)4]2+.
Lời giải:
- Hiện tượng: Ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa xanh tan thành dung dịch xanh lam.
- Giải thích:
+ Ban đầu, khi nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 thì xuất hiện kết tủa xanh Cu(OH)2.
+ Tiếp tục nhỏ dung dịch NH3 đến dư, kết tủa xanh Cu(OH)2 tan trong dung dịch NH3 tạp phức chất màu xanh lam .
LÝ THUYẾT THÍ NGHIỆM TẠO THÀNH MỘT SỐ PHỨC CHẤT TRONG DUNG DỊCH
Thí nghiệm 1: Thí nghiệm tạo thành cation [Cu(NH3)4]2+
Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
Hóa chất: dung dịch copper(II) sulfate 0,5 M; dung dịch ammmonia 8%.
Cách tiến hành - hiện tượng – giải thích:
Cách tiến hành |
Hiện tượng |
Giải thích, phương trình hoá học |
Cho vào ống nghiệm khoảng 1 mL dung dịch CuSO4. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch ammonia vào ống nghiệm, quan sát hiện tượng. |
Thấy xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt. |
Khi nhỏ thêm vài giọt dung dịch NH3 sẽ sinh ra kết tủa Cu(OH)2 màu xanh nhạt. CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2+ (NH4)2SO4 |
Tiếp tục nhỏ thêm dung dịch ammonia và lắc ống nghiệm cho đến khi tạo thành dung dịch trong suốt. |
Kết tủa tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam. |
Ở quá trình này, kết tủa tan tạo thành phức chất [Cu(NH3)4(H2O)2]2+ (hay viết gọn [Cu(NH3)4]2+ ) đã được hình thành. Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH– |
Thí nghiệm 2: Phản ứng tạo thành anion [CuCl4]2-
Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
Hóa chất: dung dịch copper (II) sufate 0,5 M; dung dịch Hydrochloric acid đặc.
Tiến hành:
Cho vào ống nghiệm khoảng 0,5 ml dung dịch CuSO4. Thêm dần vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch HCl đặc, lắc ống nghiệm, quan sát hiện tượng.
Hiện tượng:Dung dịch chuyển từ màu xanh sang xanh lá, cuối cùng là màu vàng.
Phương trình hoá học: CuSO4 + 4HCl → H2[CuCl4] + H2SO4
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 2 trang 116 Hóa học 12: Quan sát Hình 20.2, cho biết dạng hình học của mỗi ion phức chất....
Câu hỏi 7 trang 118 Hóa học 12: Em hãy vẽ sơ đó tư duy mô tả một số ứng dụng của phức chất....
Xem thêm các bài giải bài tập Hóa Học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 15. Các phương pháp tách kim loại
Bài 16. Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại
Bài 19. Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất
Bài 20. Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch