Ở nước ta, sự phát triển của các làng nghề có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới

181

Với giải Mở đầu trang 35 Chuyên đề Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Chuyên đề 3: Phát triển làng nghề giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 12 Chuyên đề 3: Phát triển làng nghề

Mở đầu trang 35 Chuyên đề Địa Lí 12: Ở nước ta, sự phát triển của các làng nghề có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới; thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn; đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Vậy, các làng nghề của nước ta được hình thành và phát triển như thế nào và tác động ra sao đến nền kinh tế - xã hội đất nước?

Lời giải:

- Sự hình thành và phát triển các làng nghề: Các sản phẩm thủ công xuất hiện từ thời Đông Sơn, cách đây hàng nghìn năm. Thời kì Văn Lang, Âu Lạc, một số nghề thủ công phát triển như đúc đồng, làm gốm, dệt vải, đóng thuyền. Sang thời kì Bắc thuộc, một số nghề mới xuất hiện. Thời Lý các nghề truyền thống tiếp tục phát triển. Thời Trần nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời. Thời Hậu Lê các nghề thủ công phát triển theo hướng chuyên nghiệp. Thời Nguyễn các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển. Từ nửa cuối thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX, chính quyền Pháp đã củng cố các nghề tiểu thủ công nghiệp. Từ nửa cuối thế kỉ XX đến nay:

+ Giai đoạn 1945 – 1985: tại một số làng nghề xuất hiện các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp sản xuất các hàng thủ công, mĩ nghệ

+ Giai đoạn 1986 – 1992: giai đoạn phát triển quan trọng của làng nghề.

+ Giai đoạn 1993 đến nay: mở ra thời kì mới để khôi phục các ngành nghề truyền thống

- Tác động của làng nghề đến nền kinh tế - xã hội đất nước: phát triển làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Thu hút đầu tư vốn, khoa học, công nghệ để xây dựng nông thôn mới trong tiến trình đổi mới và phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá