Sách bài tập Toán 6 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả

2.3 K

Với giải sách bài tập Toán 6 Bài 3: Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 6 Bài 3: Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả

Bài 1 trang 54 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Làm tròn các số sau đây: −5186,5835; 7529,95642 đến hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn.

Lời giải:

* Làm tròn số: −5186,5835

a) đến hàng phần mười

- Chữ số hàng phần mười của số −5186,5835 là 5.

- Chữ số bên phải liền nó là 8 > 5 nên chữ số hàng phần mười tăng lên một đơn vị là 6 và bỏ các chữ số từ hàng phần trăm trở đi.

Do đó, số −5186,5835 làm tròn đến hàng phần mười là: −5186,6.

b) đến hàng phần trăm:

- Chữ số hàng phần trăm của số −5186,5835 là 8.

- Chữ số bên phải liền nó là 3 < 5 nên chữ số hàng phần trăm giữ nguyên là 8 và bỏ các chữ số từ hàng phần nghìn trở đi.

Do đó, số −5186,5835 làm tròn đến hàng phần trăm là: −5186,58.

c) đến hàng phần nghìn

- Chữ số hàng phần nghìn của số −5186,5835 là 3.

- Chữ số bên phải liền nó là 5 nên chữ số hàng phần nghìn tăng lên một đơn vị là 4 và bỏ đi chữ số hàng phần chục nghìn.

Do đó, số −5186,5835 làm tròn đến hàng phần nghìn là: −5186,584.

* Làm tròn số: 7529,95642

a) đến hàng phần mười

- Chữ số hàng phần mười của số 7529,95642 là 9.

- Chữ số bên phải liền nó là 9 > 5 nên chữ số hàng phần mười tăng lên một đơn vị là 10 (phần nguyên tăng thêm 1 là 7530 và hàng phần mười sẽ là 0) và bỏ các chữ số từ hàng phần trăm trở đi.

Do đó, số 7529,95642 làm tròn đến hàng phần mười là: 7530,0.

b) đến hàng phần trăm:

- Chữ số hàng phần trăm của số 7529,95642 là 5.

- Chữ số bên phải liền nó là 6 > 5 nên chữ số hàng phần trăm tăng lên một đơn vị là 7 và bỏ các chữ số từ hàng phần nghìn trở đi.

Do đó, số 7529,95642 làm tròn đến hàng phần trăm là: 7529,96.

c) đến hàng phần nghìn

- Chữ số hàng phần nghìn của số 7529,95642 là 6.

- Chữ số bên phải liền nó là 4 < 5 nên chữ số hàng phần nghìn giữ nguyên là 6 và bỏ đi chữ số hàng phần chục nghìn.

Do đó, số 7529,95642 làm tròn đến hàng phần nghìn là: 7529,956.

Bài 2 trang 54 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Làm tròn các số sau đây: −4173,5994; 9879,85451 đến hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.

Lời giải:

* Làm tròn số: −4173,5994

- Đến hàng đơn vị:

+ Chữ số hàng đơn vị của số −4173,5994 là 3.

+ Chữ số bên phải liền nó là 5 nên chữ số hàng đơn vị tăng lên một đơn vị là 4 và bỏ các chữ số ở phần thập phân.

Do đó, số −4173,5994 làm tròn đến hàng đơn vị là: −4174.

- Đến hàng chục:

+ Chữ số hàng chục của số −4173,5994 là 7.

+ Chữ số bên phải liền nó là 3 < 5 nên chữ số hàng chục giữ nguyên là 7 và thay chữ số hàng đơn vị bằng số 0 đồng thời bỏ tất cả các chữ số ở phần thập phân.

Do đó, số −4173,5994 làm tròn đến hàng chục là: −4170.

- Đến hàng trăm:

+ Chữ số hàng trăm của số −4173,5994 là 1.

+ Chữ số bên phải liền nó là 7 > 5 nên chữ số hàng trăm tăng lên một đơn vị là 2 đồng thời thay chữ số hàng chục và đơn vị bằng các số 0 và bỏ tất cả các chữ số ở phần thập phân.

Do đó, số −4173,5994 làm tròn đến hàng trăm là: −4200.

Vậy số −4173,5994 làm tròn đến hàng đơn vị, chục, trăm lần lượt là −4174; −4170; −4200.

* Làm tròn số: 9879,85451

- Đến hàng đơn vị:

+ Chữ số hàng đơn vị của số 9879,85451 là 9.

+ Chữ số bên phải liền nó là 8 > 5 nên chữ số hàng đơn vị tăng lên một đơn vị là 10 (viết 0 ở hàng đơn vị và cộng thêm 1 vào hàng chục) đồng thời bỏ các chữ số ở phần thập phân.

Do đó, số 9879,85451 làm tròn đến hàng đơn vị là: 9880.

- Đến hàng chục:

+ Chữ số hàng chục của số 9879,85451 là 7.

+ Chữ số bên phải liền nó là 9 > 5 nên chữ số hàng chục tăng lên một đơn vị là 8 đồng thời thay chữ số hàng đơn vị bằng số 0 và bỏ tất cả các chữ số ở phần thập phân.

Do đó, số 9879,85451 làm tròn đến hàng chục là: 9880.

- Đến hàng trăm:

+ Chữ số hàng trăm của số 9879,85451 là 8.

+ Chữ số bên phải liền nó là 7 > 5 nên chữ số hàng trăm tăng lên một đơn vị là 9 đồng thời thay chữ số hàng chục và đơn vị bằng các số 0 và bỏ tất cả các chữ số ở phần thập phân.

Do đó, số 9879,85451 làm tròn đến hàng trăm là: 9900.

Vậy số 9879,85451 làm tròn đến hàng đơn vị, chục, trăm lần lượt là 9880; 9880; 9900.

Bài 3 trang 55 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Hãy ước lượng kết quả của các phép tính sau:

a) 6,246 − 5,128;

b) (−11,056) . (−19,897);

c) (−9122,412) . 31,056;

d) (−1224,504) : 41,056.

Lời giải:

a) Ta có: 6,246 ≈ 6; 5,128 ≈ 5.

Do đó, 6,246 − 5,128 ≈ 6 − 5 = 1.

Vậy kết quả ước lượng của phép tính 6,246 − 5,128 là 1.

b) Ta có: −11,056 ≈ −11; −19,897 ≈ −20.

Do đó, (−11,056) . (−19,897) ≈ (−11) . (−20) = 220.

Vậy kết quả ước lượng của phép tính (−11,056) . (−19,897) là 220.

c) Ta có: −9122,412 ≈ −9000; 31,056 ≈ 30.

Do đó, (−9122,412) . 31,056 ≈ (−9000) . 30 = −270 000.

Vậy kết quả ước lượng của phép tính (−9122,412) . 31,056 là −270 000.

d) Ta có: −1224,504 ≈ −1200; 41,056 ≈ 40.

Do đó, (−1224,504) : 41,056 ≈ (−1200) : 40 = −30.

Vậy kết quả ước lượng của phép tính (−1224,504) : 41,056 là −30.

Bài 4 trang 55 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Một số tự nhiên sau khi làm tròn đến hàng nghìn cho kết quả là 2 700 000. Số đó có thể lớn nhất là bao nhiêu, nhỏ nhất là bao nhiêu?

Lời giải:

Ta thấy: Chữ số hàng nghìn là chữ số 0 (gạch chân) của số 2 700 000.

* Số lớn nhất:

- Giữ nguyên chữ số từ hàng nghìn và tất cả các chữ số bên trái nó.

- Chữ số bên phải liền kề chữ số hàng nghìn (hay là chữ số hàng trăm) phải nhỏ hơn 5, nên lớn nhất có thể sẽ là 4.

- Các chữ số hàng chục và hàng đơn vị là các số tự nhiên lớn nhất, nên chữ số hàng chục và hàng đơn vị đều là 9.

Do đó số lớn nhất là 2 700 499.

* Số nhỏ nhất:

- Sau khi làm tròn đến chữ số hàng nghìn thì chữ số đó có thể giữ nguyên hoặc bớt đi một đơn vị. Do đó, số nhỏ nhất có thể là bớt đi một đơn vị ở hàng nghìn.

(Ta thực hiện phép tính 2 700 − 1 = 2699)

- Khi chữ số hàng nghìn bớt đi một đơn vị thì chữ số hàng trăm phải lớn hơn hoặc bằng 5, nên nhỏ nhất có thể sẽ là 5.

- Các chữ số hàng chục và hàng đơn vị là các số tự nhiên nhỏ nhất, nên chữ số hàng chục và hàng đơn vị đều là 0.

Do đó số lớn nhất là 2 699 500.

Vậy sau khi làm tròn đến hàng nghìn cho kết quả là 2 700 000 thì số lớn nhất và nhỏ nhất lần 2 700 499 và 2 699 500.

Bài 5 trang 55 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Tính giá trị (làm tròn đến hàng đơn vị) của biểu thức A = 17,62 – 5,16 + 3,34 bằng hai cách:

Cách 1: Làm tròn các số trước rồi mới thực hiện phép tính;

Cách 2: Thực hiện phép tính rồi mới làm tròn kết quả.

Lời giải:

Cách 1: Làm tròn các số trước rồi mới thực hiện phép tính.

Làm tròn đến hàng đơn vị mỗi số hạng, ta được:

17,62 ≈ 18; 5,16 ≈ 5; 3,34 ≈ 3.

Do đó, A = 17,62 − 5,16 + 3,34 ≈ 18 − 5 + 3 = 16.

Cách 2: Thực hiện phép tính rồi mới làm tròn kết quả.

Ta có: A = 17,62 – 5,16 + 3,34

= (17,62 + 3,34) − 5,16

= 20,96 − 5,16 = 15,8 ≈ 16.

Vậy giá trị của biểu thức A tính theo hai cách đều ra kết quả là 16.

Bài 6 trang 55 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Bạn Linh đem 200 000 đồng mua đồ ăn sáng. Bạn cần mua 3 ổ bánh mì, 2 tô phở. Biết giá một ổ bánh mì là 18000 đồng, giá một tô phở là 39 000 đồng. Không tính, hãy ước lượng xem bạn Linh có đủ tiền để mua hay không.

Lời giải:

Sau khi làm tròn, giá tiền một ổ bánh mì là: 20 000 đồng;

giá tiền một tô phở là 40 000 đồng.

Cách 1:

Ước lượng số tiền mua 3 ổ bánh mì là:

3. 20 000 = 60 000 (đồng)

Ước lượng số tiền mua 2 tô phở là:

2. 40 000 = 80 000 (đồng)

Vậy ước lượng số tiền phải trả là:

60 000 + 80 000 = 140 000 (đồng) < 200 000 đồng.

Vậy với 200 000 đồng mua đồ ăn sáng thì bạn Linh đủ tiền mua.

Cách 2: (Làm gộp)

Ước lượng số tiền phải trả khi mua 3 ổ bánh mì và 2 tô phở là:

60 000 + 80 000 = 140 000 (đồng) < 200 000 đồng.

Vậy với 200 000 đồng mua đồ ăn sáng thì bạn Linh đủ tiền mua.

Đánh giá

0

0 đánh giá