Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 9 Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học này, HS có thể:
1. Năng lực
1.1. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp, hợp tác lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
1.2. Năng lực đặc thù
- Phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và cách trình bày vấn đề chủ quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết).
- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong VB.
- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
- Hiểu được cùng một vấn đề đặt ra trong VB, người đọc có thể tiếp nhận khác nhau.
2. Phẩm chất
- Yêu thiên nhiên, trân trọng sự sống của tự nhiên và con người.
II. KIẾN THỨC
– Thế nào là cách trình bày vấn đề khách quan, cách trình bày vấn đề chủ quan.
– Cách đọc văn nghị luận: Phân tích luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong VB nghị luận và mối liên hệ giữa các yếu tố này, phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Máy chiếu, micro, bảng, phấn.
– SGK, SGV.
– Giấy A0 để HS trình bày kết quả thảo luận nhóm.
– Các mẫu PHT để HS thực hiện; trang web học tập của lớp và các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
1. Hoạt động tìm hiểu chủ điểm và câu hỏi lớn của bài học
a. Mục tiêu: Nhận biết chủ điểm bài học và bước đầu trả lời câu hỏi lớn của bài học.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về chủ điểm bài học và câu hỏi lớn của bài học.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: Hai HS thảo luận về các câu câu hỏi:
(1) Để nói về giá trị của văn chương với đời sống, người ta có thể dùng rất nhiều hình ảnh: ngọn đuốc soi đường, tấm gương phản chiếu, hạt mầm vươn lên từ mặt đất, điệu nhạc của tâm hồn,… Nếu chọn một hình ảnh của riêng mình để nói về văn chương, em sẽ chọn hình ảnh nào và tại sao?
(2) Văn chương góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn bằng những cách nào?
* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo trình tự (1) ➔ (2).
* Báo cáo, thảo luận:
(1) HS trình bày một hình ảnh mà bản thân dùng để nói về văn chương và lí giải.
(2) HS trình bày ý kiến về những cách văn chương làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
* Kết luận, nhận định: GV tổng hợp ý kiến của HS, dẫn dắt vào bài học.
2. Hoạt động xác định nhiệm vụ học tập
a. Mục tiêu: HS nhận biết nhiệm vụ học tập.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ học tập.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc tên chủ điểm, khung Yêu cầu cần đạt, đọc lướt nhan đề các VB trong chủ điểm và trả lời câu hỏi:
– Chúng ta sẽ học điều gì khi đọc VB 1, VB 2 và VB Đọc mở rộng theo thể loại?
– VB Đọc kết nối chủ điểm có mối quan hệ như thế nào với ba VB còn lại? Chúng ta đọc VB Đọc kết nối chủ điểm để làm gì?
* Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK và tìm câu trả lời.
* Báo cáo, thảo luận: 2 đến 3 HS trả lời. Các HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
* Kết luận, nhận định: GV tóm lược, nhận xét câu trả lời của HS và kết luận:
– Thông qua việc đọc VB 1 (Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”), VB 2 (Ý nghĩa văn chương), VB Đọc mở rộng theo thể loại (Tính đa nghĩa trong bài “Bánh trôi nước”), chúng ta sẽ học kĩ năng đọc VB nghị luận.
– Thông qua việc đọc VB Đọc kết nối chủ điểm (Thơ ca), trong mối liên hệ với ba VB còn lại, chúng ta sẽ hiểu thêm về chủ điểm Giá trị của văn chương, đồng thời có cái nhìn sâu sắc hơn để trả lời câu hỏi lớn ở đầu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động tìm hiểu tri thức đọc hiểu
1.1. Cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong văn bản nghị luận
a. Mục tiêu:
– Kích hoạt được tri thức nền về bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan trong VB nghị luận.
– Nhận biết khái niệm, đặc điểm cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong VB nghị luận.
b. Sản phẩm:Câu trả lời của HS, phần ghi chú của HS.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
(1) Nhóm 2 HS thực hiện bài tập sau:
STT |
Ngữ liệu |
Bằng chứng khách quan |
Ý kiến, đánh giá chủ quan |
Lí giải |
1 |
Ma-la-la Diu-sa-phdai (Malala Yousafzai) đã được trao giải Nô-ben (Nobel) Hoà bình năm 17 tuổi. |
… |
… |
… |
2 |
Điện thoại thông minh mang đến những tiện ích giúp việc liên lạc thuận tiện hơn. |
… |
… |
… |
3 |
Dự đoán trong mười năm tới, trí tuệ nhân tạo sẽ chiếm lĩnh thị trường lao động. |
… |
… |
… |
4 |
Tôi cho rằng hiện nay các bạn trẻ đang thiếu định hướng trong việc chọn nghề. |
… |
… |
… |
5 |
Chiếc lá cuối cùng của Ô- Henri (O’ Henry) là một truyện ngắn vô cùng cảm động. |
… |
… |
… |
(2) Cá nhân HS đọc Tri thức Ngữ văn mục Cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong VB nghị luận, tìm ý chính và điền vào bảng sau:
Cách trình bày vấn đề |
Đặc điểm |
Tác dụng |
Cách trình bày vấn đề khách quan |
… |
… |
Cách trình bày vấn đề chủ quan |
… |
… |
Kết hợp cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan sẽ giúp … |
(3) Cá nhân HS quan sát GV phân tích ví dụ trong SGK, ghi chú những lưu ý cần thiết.
* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo trình tự (1) ➔ (2).
................................
................................
................................
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Tri thức ngữ văn trang 32
Giáo án Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 42
Giáo án Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
Để mua Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc