Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9

6.2 K

Tài liệu soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ"

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi trang 33 SGK Ngữ văn 9 Tập 1: Chia sẻ một vài suy nghĩ, cảm nhận của em về bài thơ Thương Vợ (Trần Tế Xương)

Lời giải:

Bài thơ Thương vợ nói về người vợ của Trần Tế Xương. Bài thơ mặc dù viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng có những sự phá cách trong thể thơ này.

Trải nghiệm cùng VB

Câu 1 trang 34 SGK Ngữ văn 9 Tập 1Xác định một số từ ngữ, câu văn cho thấy cảm nhận, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn này.

Lời giải:

Một số từ ngữ, câu văn cho thấy cảm nhận, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn này là:

- Từ ngữ: “Không còn đâu”

- Câu văn: “Không còn đâu cảnh thơ mộng “bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ” nữa. Không còn được ở yên trong một mái nhà- dầu vất vả mà êm đềm thanh thản, bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp.”

- Câu văn: “Mà đó là cuộc đời bươn chải không có kết thúc. Bươn chải đã thành số phận của bà”.

Câu 2 trang 34 SGK Ngữ văn 9 Tập 1Tác giả so sánh câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” với câu ca dao “Cái cò lặn lội bờ sông” nhằm mục đích gì?

Lời giải:

Tác giả so sánh câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” với câu ca dao “Cái cò lặn lội bời sông” nhằm mục đích nhấn mạnh nỗi vất vả, cực nhục mà bà Tú phải trải qua mỗi ngày và cả một đời.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 trang 37 SGK Ngữ văn 9 Tập 1Xác định cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong đoạn đầu tiên.

Lời giải:

- Cách trình bày vấn đề khách quan của tác giả là đưa ra các bằng chứng của người vợ trong xã hội cũ là coi trọng danh vị của chồng, hi vọng chồng đỗ đạt để được nhờ, đổi phận.

- Cách trình bày vấn đề chủ quan của tác giả là đưa ra lời nhận xét, ý kiến, đánh giá về số phận của bà Tú rằng bà cũng bị cuốn theo số phận – bươn chải đến hết đời.

Câu 3 trang 37 SGK Ngữ văn 9 Tập 1Em ấn tượng với lí lẽ, bằng chứng nào nhất? Lí lẽ và bằng chứng ấy đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào?

Lời giải:

Em ấn tượng nhất với lí lẽ và bằng chứng ở luận điểm 3 có tác dụng làm rõ luận đề về hình tượng người vợ. Tác giả đã đưa ra hình ảnh cò trong ca dao, một thân cò lặn lội để rồi đúc kết thành hình ượng người vợ lam lũ, bình dị. Chính điều đó đã tạo nên một con người bổn phận, sống trọn cho gia đình, hi sình cho chồng con. Không ai khác chính là bà Tú.

Câu 4 trang 37 SGK Ngữ văn 9 Tập 1Tác giả bài viết cho rằng hai câu đề bài thơ Thương vợ là cặp câu hay nhất bài thơ „. Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?

Lời giải:

tương phản.

+ Hai chữ quanh năm chỉ về độ dài thời lượng, gợi ra vòng vô kì hạn lặp đi lặp của thời gian à gợi thời gian tuần hoàn

+ Hai chữ mom sông vẽ ra một không gian hẹp, một nơi chông chênh, nguy hiểm.

Nghệ thuật tương phản là lấy không gian đặt cạnh thời gian. Tưởng chừng như tương phản vì một thế đất nhỏ đối với một thời gian tuần hoàn nhưng chính điều ấy lại tương hợp một cách kì lạ. Khiến câu thơ như tô đậm gánh nặng bươn chải cuộc sống của bà.

Câu 5 trang 37 SGK Ngữ văn 9 Tập 1Theo em  “suốt đời hi sinh cho chồng cho con“ có phải là bổn phận của người phụ nữ? Hãy tìm những ví dụ trong thực tế cuộc sống để làm sáng tỏ ý kiến của mình.

Lời giải:

- Theo em, hi sinh cho chồng cho con không phải là bổn phận của người phụ nữ.

Quan niệm xưa cho rằng người phụ nữ phải sống trọn với nhà chồng, thương yêu con cái, hi sinh hết mình vì chồng vì con.

Trong xã hội hiện nay, quan niệm ấy đã được thay đổi. Người phụ nữ có thể lựa chọn có hoặc không hi sinh cho chồng cho con. Họ đã ý thức được bản thân của mình, nhận ra những giá trị to lớn của mình, những điều đáng ra mình được công nhận, vị thế xã hội.  Họ cũng ra ngoài tìm kiếm việc làm, phát triển bản thân của mình không còn dựa dẫm vào người chồng.

Ví dụ:

Dương Lệ Bình sinh năm 1958, gây tiếng vang trong làng múa quốc tế với điệu chim công. Bà được coi là quốc bảo của Trung Quốc.

Bà đã không lấy chồng sinh con, quyết tâm theo đuổi đam mê của mình trong cả cuộc đời.

Tóm tắt Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ

Trong bài thơ “Thương vợ”, Tú Xương không chỉ thể hiện tình thương sâu nặng với vợ thông qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian lao của bà Tú mà còn châm biếm chính mình vì làm thân nam nhi nhưng lại làm gánh nặng cho vợ con. Văn bản đã làm rõ hình ảnh bà Tú hiện lên với bao vẻ cực nhọc, đáng thương song cũng mang đầy vẻ đẹp của phẩm chất, đạo đức.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Ôn tập trang 30

Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn) .

Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

Thơ ca (Ra-xun Gam-da-tốp)

Thực hành tiếng Việt trang 42

Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” (Vũ Dương Quỹ) .

Đánh giá

0

0 đánh giá