Giáo án Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 42 Tập 1 (Chân trời sáng tạo 2024)

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 9 Thực hành tiếng Việt trang 42 Tập 1 sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 42 Tập 1

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS có thể:

1. Năng lực

1.1. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác.

1.2. Năng lực đặc thù

- bày được một số lưu ý về cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

2. Phẩm chất

- Trung thực và có trách nhiệm, hiểu và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.

II. KIẾN THỨC

- Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Máy chiếu, micro, bảng, phấn.

– Phần Tri thức Ngữ văn  Thực hành tiếng Việt trong SGK, SGV, Từ điển tiếng Việt (GV chuẩn bị một cuốn, HS chuẩn bị theo nhóm).

– PHT số 1 để HS khái quát nội dung bài học.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

1. Hoạt động xác định nhiệm vụ học tập tiếng Việt

a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ học tập.

b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ học tập.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc khung Yêu cầu cần đạt, đọc lướt phần Tri thức tiếng Việt  Thực hành tiếng Việt, trả lời câu hỏi: Trong bài học này, chúng ta sẽ học kiến thức tiếng Việt nào? Nhiệm vụ học tập cần thực hiện trong bài học này là gì?

* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo, thảo luận: HS trình bày câu trả lời.

* Kết luận, nhận định: Nhận xét, kết luận:

– Kiến thức: Học về cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

– Nhiệm vụ học tập: Tìm hiểu Tri thức Ngữ văn (phần tiếng Việt) để vận dụng giải các bài tập trong phần Thực hành tiếng Việt.

2. Hoạt động kích hoạt tri thức nền

a. Mục tiêu: Kích hoạt được kiến thức nền về vấn đề đạo văn và cách thức tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

b. Sản phẩm: Phần điền phiếu K-W-L của HS.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: Nhóm 2 HS điền thông tin vào cột K-W trong bảng sau:

K

(Điều tôi đã biết)

W

(Điều tôi muốn tìm hiểu)

L

(Điều tôi học được)

Ghi lại ít nhất một điều em đã biết về vấn đề đạo văn

Ghi lại ít nhất một điều em muốn tìm hiểu trong bài học này

Sau khi học xong, em hãy ghi lại ngắn gọn những kiến thức trọng tâm bản thân thu nhận được

*Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS suy nghĩ, điền vào cột K và cột W, sau đó trao đổi với bạn cùng nhóm.

* Báo cáo, thảo luận: Đại diện các nhóm nêu câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV tổng kết ý kiến của các nhóm, dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: CÁCH THAM KHẢO, TRÍCH DẪN TÀI LIỆU ĐỂ TRÁNH ĐẠO VĂN

a. Mục tiêu: Trình bày được cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

b. Sản phẩm: Phần ghi chú, câu trả lời của HS.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc phầnTri thức Ngữ văn mục Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn và trả lời các câu hỏi sau:

– Đạo văn là gì?

– Để tránh đạo văn, chúng ta cần làm gì?

– Trình bày các nội dung thường có của phần trích dẫn.

* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS đọc SGK và ghi ra câu trả lời.

* Báo cáo, thảo luận: HS trình bày câu trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV chốt một số vấn đề về đạo văn, cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn (dựa vào Tri thức Ngữ văn trong SGK).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Hoạt động thực hành tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thực hành, vận dụng kiến thức về cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để làm bài tập.

b. Sản phẩm: Nội dung trả lời của các bài tập.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: Các nhóm nhỏ (từ 4 – đến 6 HS), thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4 trong phần Thực hành tiếng Việt.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận, thực hiện các bài tập.

* Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết quả thảo luận nhóm trước lớp.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét cách HS thảo luận nhóm, từ đó kết luận về những lưu ý khi giao tiếp và hợp tác trong khi thảo luận nhóm.

– GV nhận xét, kết luận đáp án của các bài tập:

Bài tập 1: GV hướng dẫn HS xác định phần trích dẫn trong các trường hợp đã cho và chỉ ra sự khác biệt giữa các phần trích đó.

a. Trong trường hợp a, khi sử dụng câu nói của Nguyễn Trung Trực, người viết đã trích dẫn bằng cách đặt nguyên văn câu chữ của ông trong dấu ngoặc kép.

b. Trong trường hợp b, người viết khi trích dẫn ý “Việt Nam là nước phá rừng nguyên sinh đứng thứ hai thế giới” đã viết rõ nguồn: thông tin về tác giả (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc), năm xuất bản (2005). Phần trích dẫn này không được đặt trong dấu ngoặc kép.

c. Trong trường hợp c, khi sử dụng lời đánh giá của ông Hen-ri Lốp-pơ (Henri Lopes), Phó Tổng Giám đốc UNESCO, người viết đã trích dẫn bằng cách đặt nguyên văn câu chữ của ông Hen-ri Lốp-pơ trong dấu ngoặc kép, đồng thời dẫn thêm một số thông tin về tên tác phẩm (bài Tập thơ Hồ Xuân Hương), năm xuất bản (1987), nơi xuất bản (Pa-ri).

Sự khác biệt giữa các phần tích dẫn: Ở trường hợp a và c, người viết trích dẫn nguyên văn câu nói/ lời đánh giá của người khác và đặt trong dấu ngoặc kép (trích dẫn trực tiếp). Ở trường hợp b, người viết không đặt phần trích dẫn trong dấu ngoặc kép mà viết lại ý tưởng của người khác theo cách diễn đạt của mình (trích dẫn gián tiếp).

Bài tập 2: GV yêu cầu HS đọc lại bài Thơ ca (Ra-xun Gam-da-tốp) ở phần Đọc kết nối chủ điểm và nhận xét về cách nhóm biên soạn dẫn nguồn bài thơ này. HS cần chỉ ra các yếu tố có phần dẫn nguồn trong đó.

Ở phần Đọc kết nối chủ điểm, tên tác giả được đặt ngay bên dưới bài thơ. Cuối bài thơ, nhóm biên soạn có dẫn nguồn: “(In trong Đa-ghe-xtan của tôi, Phan Hồng Giang dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016). Phần dẫn nguồn này có các thông tin: Tên tác phẩm (Đa-ghe-xtan của tôi), dịch giả (Phan Hồng Giang), nhà xuất bản (NXB Kim Đồng), nơi xuất bản (Hà Nội), năm xuất bản (2016).

Bài tập 3: GV cho HS trao đổi về việc dẫn nguồn khi sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ,… lấy từ Internet. GV cần lưu ý với HS: Trong quá trình viết, khi sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ,… lấy từ Internet, chúng ta cần dẫn nguồn vì đây là hành động thể hiện sự tôn trọng ý tưởng của người khác và là việc làm cần thiết để tránh đạo văn.

................................

................................

................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo Thực hành tiếng Việt trang 42 Tập 1.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Để mua Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá