Điểm chuẩn Đại học Phạm Văn Đồng năm 2024 mới nhất

183

Cập nhật Điểm chuẩn Đại học Phạm Văn Đồng năm 2024 mới nhất, mời các bạn đón xem:

Điểm chuẩn Đại học Phạm Văn Đồng năm 2024 mới nhất

A. Điểm chuẩn Đại học Phạm Văn Đồng năm 2024

Đại học Phạm Văn Đồng (DPQ): Thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí, chương trình đào tạo (2024) (ảnh 1)

B. Điểm chuẩn Đại học Phạm Văn Đồng năm 2023

1. Bậc Đại học

STT

Ngành đào tạo

Mã ngành

Phương thức xét tuyển

Kết quả thi tốt nghiệp THPT

Học bạ lớp 12

1

Sư phạm Tin học

7140210

19

24

2

Sư phạm Vật lý

7140211

19

24

3

Sư phạm Ngữ văn

7140217

23.2

27.39

4

Sư phạm Tiếng Anh

7140231

23.2

27.03

5

Sư phạm Toán học

7140209

22.35

27.85

6

Giáo dục Tiểu học

7140202

22.55

27.01

7

Công nghệ Thông tin

7480201

15

15

8

Công nghệ kỹ thuật Cơ khí

7510201

15

15

9

Kỹ thuật Cơ – Điện tử

7520114

15

15

10

Kinh tế phát triển

7310105

15

15

11

Quản trị kinh doanh

7340101

15

15

 2. Bậc Cao đẳng

STT

Ngành đào tạo

Mã ngành

Phương thức xét tuyển

Kết quả thi tốt nghiệp THPT (Toán + Văn + Năng khiếu)

Học bạ lớp 12

(Toán + Văn + Năng khiếu)

1

Giáo dục Mầm non

51140201

20.35

22.87

C. Phương án tuyển sinh Đại học Phạm Văn Đồng năm 2024

1. Đối tượng, điều kiện tuyển sinh

- Tất cả thí sinh tính tới thời điểm xét tuyển đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương).

- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định.

- Không vi phạm pháp luật

2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước. Đối với thí sinh ngoài tỉnh Quảng Ngãi xét tuyển vào khối ngành sư phạm, nhà trường chỉ nhận hồ sơ xét tuyển theo diện đào tạo đặt hàng và diện đào tạo theo nhu cầu cá nhân (được quy định trong Nghị định 116/2020/NĐ-CP).

3. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển; Kết hợp thi tuyển và xét tuyển.

Đối với phương thức xét tuyển: Chỉ áp dụng đối với bậc Đại học.

Thực hiện tuyển sinh theo 4 phương án sau:

+ Phương án 1: Xét tuyển dựa vào kết quả của Kỳ thi THPT năm 2024 (tổng điểm 3 môn theo tổ hợp môn xét)

+ Phương án 2: Xét tuyển dựa vào học bạ THPT (điểm tổng kết 3 môn học của lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển)

+ Phương án 3: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM năm 2024

+ Phương án 4: Xét tuyển thẳng theo điều 8 của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non của trường Đại học Phạm Văn Đồng.

Đối với phương thức thi tuyển kết hợp xét tuyển: Chỉ áp dụng đối ngành Giáo dục Mầm non, bậc cao đẳng.

Thực hiện tuyển sinh theo 2 phương án sau:

+ Phương án 1: Xét tuyển dựa vào kết quả của Kỳ thi THPT năm 2024 (môn Toán hoặc Văn) và kết quả của Kỳ thi tuyển sinh môn Năng khiếu xét tuyển cao đẳng Giáo dục Mầm non năm 2024.

+ Phương án 2: Xét tuyển dựa vào học bạ THPT (điểm môn Toán hoặc Văn của lớp 12) và kết quả của Kỳ thi tuyển sinh môn Năng khiếu xét tuyển cao đẳng Giáo dục Mầm non năm 2024.

Chỉ tiêu tương ứng với mỗi phương án xét tuyển được phân bổ như sau:

Đại học Phạm Văn Đồng (DPQ): Thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí, chương trình đào tạo (2024) (ảnh 1)

4. Chỉ tiêu tuyển sinh

Đại học Phạm Văn Đồng (DPQ): Thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí, chương trình đào tạo (2024) (ảnh 2)

Ghi chú: Đối với chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo giáo viên là số dự kiến. Số chính thức sẽ công bố sau khi Bộ GD&ĐT có thông báo giao chỉ tiêu.

5 Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

a) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

- Bậc đại học nhóm ngành đào tạo giáo viên:

+ Xét tuyển theo Phương án 1: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và tổng điểm 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Xét tuyển theo Phương án 2: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

+ Xét tuyển theo Phương án 4: Xét tuyển thẳng theo điều 8 của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non của trường Đại học Phạm Văn Đồng.

- Bậc đại học không thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên:

+ Xét tuyển theo Phương án 1: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và tổng điểm 3 môn (theo tổ hợp môn xét tuyển) của kết quả thi THPT năm 2024 cộng với điểm ưu tiên phải đạt từ 15 điểm trở lên.

+ Xét tuyển theo Phương án 2: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có điểm tổng kết 3 môn học (theo tổ hợp môn xét tuyển) của lớp 12 phải đạt từ 15 điểm trở lên.

+ Xét theo Phương án 3: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và điểm thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM năm 2024 phải đạt 600 điểm trở lên.

+ Xét tuyển theo Phương án 4: Xét tuyển thẳng theo điều 8 của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non của trường Đại học Phạm Văn Đồng.

- Bậc cao đẳng, ngành Giáo dục Mầm non:

+ Xét tuyển theo Phương án 1: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và điểm môn Toán hoặc Văn cộng điểm ưu tiên phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Xét tuyển theo Phương án 2: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6.5 trở lên. Riêng đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp sư phạm và đã tốt nghiệp THPT nếu sử dụng kết quả học tập của trung cấp sư phạm để xét tuyển vào ngành CĐ Giáo dục Mầm non thì phải có điểm trung bình toàn khóa đạt từ 6,5 điểm trở lên.

* Đối với lưu học sinh CHDCND Lào: Căn cứ vào quyết định cử đi học của Bộ Giáo dục và Thể thao nước CHDCND Lào, kết quả học tập THPT kết hợp với kết quả kiểm tra Tiếng Việt, Hiệu trưởng xem xét quyết định trúng tuyển nhập học.

b) Điều kiện để được nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển hệ chính quy:

- Đợt xét tuyển chính thức:

Thí sinh đăng ký xét tuyển trên cổng đăng ký xét tuyển của Bộ Giáo dục & Đào tạo (thực hiện theo Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Các đợt xét tuyển bổ sung:

+ Thí sinh phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo từng ngành, nhóm ngành.

+ Nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển cho Trường Đại học Phạm Văn Đồng.

+ Nộp lệ phí xét tuyển.

+ Đối với ngành Cao đẳng Giáo dục Mầm non, thí sinh phải có giấy xác nhận điểm thi năng khiếu năm 2024 do Trường Đại học Phạm Văn Đồng hoặc các trường Cao đẳng, Đại học khác tổ chức thi và cấp.

6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường

- Bảng tổ hợp môn xét tuyển:

Đại học Phạm Văn Đồng (DPQ): Thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí, chương trình đào tạo (2024) (ảnh 3)

- Quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp: Trường không quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển vào cùng một ngành đào tạo.

- Các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển: Trong trường hợp số thí sinh trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu tuyển của từng phương thức xét tuyển, trường quy định:

+ Sử dụng điểm thi môn Toán hoặc môn Ngữ văn trong tổ hợp môn xét tuyển để lựa chọn thí sinh trúng tuyển đối với tổ hợp môn chỉ có Toán hoặc Ngữ văn trong tổ hợp môn xét tuyển.

+ Sử dụng điểm thi Toán để lựa chọn thí sinh trúng tuyển nếu trong tổ hợp môn xét tuyển vừa có môn Toán, vừa có môn Ngữ văn.

+ Sử dụng điểm thi môn Năng khiếu để lựa chọn thí sinh trúng tuyển nếu trong tổ hợp môn xét tuyển có môn năng khiếu.

- Miễn thi môn ngoại ngữ: Môn Tiếng Anh được tính điểm 10 để xét tuyển đại học, cao đẳng đối với thí sinh thuộc diện miễn thi môn ngoại ngữ ở kỳ thi THPT năm 2024.

- Thi năng khiếu:

+ Đợt 1:

- Thời gian nhận hồ sơ đăng ký: từ ngày 20/5/2024 đến hết ngày 19/07/2024.

- Thời gian thi (dự kiến): Thứ 6, ngày 26/7/2024.

+ Các đợt thi năng khiếu bổ sung: Căn cứ vào kết quả xét tuyển của đợt chính thức, nếu nhà trường có tuyển bổ sung đối với ngành cao đẳng Giáo dục mầm non, Trường sẽ thông báo cụ thể lịch thi.

+ Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký: Trường ĐH Phạm Văn Đồng, 509 Phan Đình Phùng, Tp. Quảng Ngãi

+ Hồ sơ thi năng khiếu gồm: 01 Phiếu đăng ký thi năng khiếu, 02 ảnh 4x6 cm, 02 phong bì ghi địa chỉ người nhận và điện thoại liên lạc của thí sinh. Mẫu Phiếu đăng ký thi năng khiếu thí sinh tải xuống từ website của trường: tuyensinh.pdu.edu.vn

+ Lệ phí thi năng khiếu: 300.000đ/thí sinh

Đánh giá

0

0 đánh giá