Với giải Câu 1 trang 89 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tập 1 chi tiết trong Bài 2: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Tiếng Việt 5. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 2: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu
Câu 1 trang 89 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chia sẻ với bạn những điều em tìm hiểu được về một làng nghề. Gợi ý:
Lời giải:
Nhắc đến du lịch Hà Nội không thể không kể đến nhiều làng nghề truyền thống đặc trưng như làng lụa Vạn Phúc, làng nón Chuông Chương Mỹ, làng hoa Tây Tựu, làng rối nước Đào Thục, làng đúc đồng Ngũ Xá hay làng quạt Chàng Sơn… Nhưng ngôi làng nằm ở đầu danh sách chính là làng nghề gốm sứ Bát Tràng.
Làng nghề gốm sứ Bát Tràng nằm ở tả ngạn con sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, nằm cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Đây là làng nghề vốn đã nổi tiếng từ xưa về các mặt hàng bằng gốm sứ.
Làng nghề này đã có mặt từ thời nhà Lý, trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao biến động và thăng trầm của đất nước. Nhưng cái tên Bát Tràng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và ngày càng phát triển hơn.
Gốm Bát Tràng luôn được đánh giá rất cao về chất lượng sản phẩm, với nhiều kiểu dáng, mẫu mã. Còn được chia theo các nhóm chức năng sử dụng như: gốm gia dụng, đồ thờ cúng, gốm mỹ nghệ, gốm xây dựng và trang trí.
Gốm Bát Tràng đã lưu hành đến mọi miền của đất nước và thậm chí ra đến cả nước ngoài. Làng gốm Bát Tràng vừa là một thương hiệu sản phẩm mang tính quốc gia, vừa là nơi gìn giữ giá trị văn hóa của thủ đô. Nơi đây trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội được nhiều du khách ưa thích.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Đọc: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu trang 88, 89
Nói và nghe: Giới thiệu về một làng nghề trang 89
Viết: Bài văn kể chuyện sáng tạo trang 90, 91
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu