Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 3: Nụ cười mang tên mùa xuân | Chân trời sáng tạo

1.2 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Nụ cười mang tên mùa xuân sách Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 3: Nụ cười mang tên mùa xuân

Đọc: Nụ cười mang tên mùa xuân trang 92, 93, 94

Khởi động

Câu hỏi trang 92 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1Nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát “Nụ cười” và chia sẻ với bạn về ý nghĩa của tiếng cười đối với cuộc sống:

Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười.

Cầu vồng thêm lung linh bao sắc ánh lên ở khắp trời.

Nụ cười tươi chúng ta cùng chung niềm vui.

Trong cuộc sống đầm ấm yên vui ta cùng cất tiếng cười.

Nhạc: Nga – Phỏng dịch lời: Phạm Tuyên

Lời giải:

Đối với mỗi chúng ta nụ cười giúp xua tan mệt mỏi sau một ngày dài làm việc và học tập. Nụ cười đánh tan nỗi buồn, sự cô đơn. Cười giúp bản thân có thêm động lực để đứng lên sau mỗi lần vấp ngã, để hướng đến thành công trong tương lai. Nụ cười còn thần kỳ như một cây bút vẽ lên gam màu tươi sáng cho cuộc sống. Một số người cho rằng nụ cười như một sợi dây liên kết chúng ta với mọi người xung quanh. Nó giúp chúng ta hòa nhập hơn, có được những mối quan hệ thoải mái hơn.

Khám phá và luyện tập

Đọc bài thơ

Nụ cười mang tên mùa xuân

Có một ngôi nhà mang tên yêu thương

Góc bếp mẹ chuẩn bị bữa trưa

Bên thềm bà đan áo ấm

Bố vừa đi rẫy về, lưng áo còn ướt đẫm

Đã cất lời dí dỏm:

– Con mèo lười của bố đi đâu?

 

Có một ngôi trường mang tên niềm vui

Giọng thầy đọc thơ ấm mềm gió núi

Cây mận góc sân mấy mươi năm tuổi

Chắt tiếng reo cười trẻ nhỏ

Mỗi mùa trổ nụ hoa xinh.

 

Có những nụ cười mang tên mùa xuân

Tươi mới, trong ngần

Nụ cười em lấp lánh từ hiên nhà đến lớp

Nụ cười như chồi non xanh mướt

Dệt từ ngàn vạn tin yêu.

Hoàng Khánh Trang

Câu 1 trang 93 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1Việc làm của mỗi người trong gia đình bạn nhỏ được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Những việc làm đó gợi cho em suy nghĩ, cảm xúc gì?

Lời giải:

Việc làm của mỗi người trong gia đình bạn nhỏ được miêu tả:

- Góc bếp mẹ chuẩn bị bữa trưa

- Bên thềm bà đan áo ấm

- Bố vừa đi rẫy về, lưng áo còn ướt đẫm

Đã cất lời dí dỏm: Con mèo lười của bố đi đâu?

=> Em thấy gia đình bạn nhỏ rất yêu thương nhau.

Câu 2 trang 93 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1Mỗi âm thanh trong ngôi trường mang tên niềm vui gợi cho em những cảm xúc gì?

Lời giải:

Mỗi âm thanh trong ngôi trường mang tên niềm vui gợi cho em cảm xúc bình yên, ấm áp, thêm yêu mến ngôi trường.

Câu 3 trang 93 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1Vì sao những nụ cười được tả ở khổ thơ cuối bài mang tên mùa xuân?

Lời giải:

Những nụ cười được tả ở khổ thơ cuối bài mang tên mùa xuân vì nụ cười ấy tươi mới, trong ngần giống như mùa xuân, mang niềm vui, sự ấp ám lan tỏa đến mọi người xung quanh.

Câu 4 trang 93 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1Cách đặt tên mỗi sự vật trong bài thơ có gì thú vị?

- Ngôi nhà

- Ngôi trường

- Nụ cười

Lời giải:

Ngôi nhà mang tên yêu thương

Ngôi trường mang tên niềm vui

Nụ cười mang tên mùa xuân

=> Các cách đặt tên đều hướng đến nụ cười và niềm vui ấp ám.

Học thuộc lòng bài thơ.

Đọc mở rộng

Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách

Chủ điểm “Chung sống yêu thương”

Câu hỏi trang 93 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1(a) Tìm đọc truyện

Gợi ý:

(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.

c. Cùng bạn chia sẻ:

– Truyện đã đọc.

– Nhật kí đọc sách.

-?

d. Ghi chép lại các sự việc chính và ý nghĩa của một truyện được bạn chia sẻ.

e. Đọc một truyện được bạn chia sẻ mà em thích.

Lời giải:

Em tìm đọc truyện và hoàn thành theo yêu cầu.

Ví dụ:

- Tên truyện: Tốt-tô-chan bên cửa sổ

- Tác giả: Ku-rô-y-a-gi Tét-su-kô

- Nhân vật : Tốt-tô-chan, thầy hiệu trưởng Kobayashi Sosaku, mẹ Tốt-tô-chan…

- Nội dung: Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của Totto-chan, một cô bé tốt bụng, luôn yêu thương mọi người và hiếu kì về mọi điều ở thế giới xung quanh. Tuy nhiên, mọi người tại ngôi trường cũ của cô bé chỉ nhìn vào Totto-chan như một đứa trẻ hiếu động, kì lạ và cần được chấn chỉnh thật sớm. Kết quả, cô bé bị đuổi học mà không hề biết lí do tại sao. May mắn thay, mẹ của Totto-chan hiểu được con gái mình, bà biết rằng cô bé không phải một đứa trẻ hư, nhưng một ngôi trường bình thường với sự giáo dục khuôn mẫu không thể phù hợp và thấu hiểu được em. Vậy là, Totto-chan đã được mẹ xin học cho tại một ngôi trường đặc biệt, một điều đã thay đổi và ghi dấu trong cuộc đời em mãi: ngôi trường Tomoe của thầy hiệu trưởng Kobayashi Sosaku, được làm bằng những toa tàu cũ, với những người bạn học thật dễ thương và phong cách giáo dục hoàn toàn đặc biệt.

- Ý nghĩa : Câu chuyện của ngôi trường đặc biệt và cô bé đáng yêu Totto-chan mang tới cho độc giả những bài học về cách giáo dục trẻ để trẻ có thể lớn lên một cách hoàn thiện nhất, được bao bọc trong tình yêu thương và cũng không thiếu những điều kiện tiếp xúc, va vấp với thế giới xung quanh để từ đó ngày càng dạn dày vốn sống

Luyện từ và câu: Đại từ xưng hô trang 94, 95

Câu 1 trang 94 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1Xếp các từ dùng để xưng hô trong đoạn trích sau vào nhóm thích hợp:

a. Từ chỉ người nói.

b. Từ chỉ người nghe.

c. Từ chỉ người, vật được nhắc tới.

Yết Kiêu đục thuyền giặc chẳng may bị giặc bắt.

Tướng giặc: – Mi đục mấy chục chiến thuyền của ta phải không?

Yết Kiêu: - Phải!

Tướng giặc: – Phải là thế nào?

Yết Kiêu: – Phải là lẽ phải thế!

Tướng giặc: - A, thằng này láo! Quân đâu, lôi nó ra chém đầu!

Yết Kiêu: – Một việc làm vô ích! Chiến thuyền của người vẫn đắm!

Theo Lê Thi

Lời giải:

a. Từ chỉ người nói: ta

b. Từ chỉ người nghe: mi, nó, thằng này, ngươi

c. Từ chỉ người, vật được nhắc tới: quân

Câu 2 trang 95 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1Các danh từ in đậm trong đoạn văn sau được dùng để làm gì?

Tuấn reo lên:

− A, sao chổi kìa!

Bé Hà nhìn nhanh về phía tay anh chỉ. Ngôi sao chổi như một vật quét sáng dài trên sân trời mênh mông. Bé Hà thắc mắc:

– Thế trời cũng quét sân hả anh?

– Trời bắt chước em đấy! Trên trời cũng phải đưa vài nhát chối chứ! – Tuấn nhìn em cười hóm hỉnh.

Phạm Đình Ân

Chọn ý trả lời đúng:

- Để hỏi.

- Để xưng hô.

- Để thay thế.

Lời giải:

- Để xưng hô.

Ghi nhớ

Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hoặc chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi, mày, chúng mày, nó, chúng nó, họ,....

Ngoài ra, trong giao tiếp, ta còn dùng một số danh từ để xung hộ: ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cậu, mẹ, anh, chị, em, con, cháu; thầy, cô, bạn,...

Khi giao tiếp, cần chú ý chọn từ xưng hô lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa người nói với người nghe.

Câu 3 trang 95 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1Tìm đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hộ có trong đoạn văn sau:

Mặt trời lặn, châu chấu và giun đất đi đến tổ kiến.

Châu chấu hỏi:

– Hôm nay là ngày thế nào hả bác kiến đáng kính?

– Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.

Theo V. Ô-xê-ô-va, Thuỷ Toàn dịch

Lời giải:

- Đại từ xưng hô: tôi

- Danh từ xưng hô: bác

Câu 4 trang 95 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1Thực hiện yêu cầu:

a. Viết lời nói và lời đáp cho một trong các tình huống sau:

- Em muốn mượn bạn một cuốn sách.

- Em rủ em trai cùng chơi đá bóng.

- Em mời ba mẹ dùng cơm tối.

b. Chỉ ra các đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hộ đã sử dụng ở mỗi tình huống.

Lời giải:

a.

Mượn bạn một cuốn sách:

- Ngày mai, cậu cho tớ mượn cuốn sách này nhé!

- Mai tớ cho cậu mượn.

Rủ em trai cùng chơi đá bóng:

- Em chơi đá bóng cùng anh nhé!

- Dạ vâng ạ

Mời ba mẹ dùng cơm tối:

- Con mời bố mẹ ăn cơm ạ!

b.

Mượn bạn một cuốn sách:

- Đại từ xưng hô: cậu, tớ

Rủ em trai cùng chơi đá bóng:

- Danh từ xưng hô: em, anh

Mời ba mẹ dùng cơm tối:

- Danh từ xưng hô: bố mẹ

- Đại từ xưng hô: con

Viết: Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo trang 96, 97

Câu 1 trang 96 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1Đọc truyện sau và thực hiện yêu cầu:

Sự tích cây thì là

Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm để xin Trời

đặt cho một cái tên thật đẹp.

Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhưng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,...

Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, một nhành cây nhỏ mới chạy đến. Nó nói vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên đã đến muộn. Cảm động trước lòng hiếu thảo của cây nên Trời không trách phạt. Nhưng lúc này, Trời chưa nghĩ ra được tên gì hay. Ông ngập ngừng:

– Tên của con... thì là... thì là...

Nhành cây nghe vậy mừng quá, hét toáng lên:

– Tôi có tên rồi! Tên tôi là "thì là”!

Nó vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Nó đâu biết rằng “thì là” không phải là tên Trời đặt cho, mà chỉ là lời nói ngập ngừng của ông khi chưa nghĩ ra cho nó một cái tên.

Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là.

Theo truyện cổ tích Việt Nam

a. Tìm các phần mở đầu, diễn biến và kết thúc của truyện.

b. Chọn một sự việc ở phần diễn biến và chia sẻ với bạn: Em sẽ thêm vào sự việc đó những chi tiết nào để câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn?

Lời giải:

a.

Mở đầu: Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm để xin Trời

đặt cho một cái tên thật đẹp.

Diễn biến:

Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhưng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,...

Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, một nhành cây nhỏ mới chạy đến. Nó nói vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên đã đến muộn. Cảm động trước lòng hiếu thảo của cây nên Trời không trách phạt. Nhưng lúc này, Trời chưa nghĩ ra được tên gì hay. Ông ngập ngừng:

– Tên của con... thì là... thì là...

Nhành cây nghe vậy mừng quá, hét toáng lên:

– Tôi có tên rồi! Tên tôi là "thì là”!

Nó vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Nó đâu biết rằng “thì là” không phải là tên Trời đặt cho, mà chỉ là lời nói ngập ngừng của ông khi chưa nghĩ ra cho nó một cái tên.

Kết thúc: Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là.

b.

Sự việc 1: Trời họp cây cối lại để đặt cho mỗi loài một cái tên.

- Các loài cây ai ai cũng vui mừng hớn hở mong chờ một cái tên thật hay.

- Mỗi loài cây đều diện bộ trang phục xinh đẹp nhất và khoe điểm nổi bật nhất của mình.

Câu 2 trang 97 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1Dựa vào bài tập 1, lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chi tiết sáng tạo.

Gợi ý:

Lời giải:

Trong các câu chuyện em đã được học, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây thì là.

Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm. Ai ai cũng hớn hở mong chờ được Trời đặt cho một cái tên thật đẹp. Mỗi loài cây đều diện bộ trang phục xinh đẹp nhất và khoe điểm nổi bật nhất của mình.

Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhàng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,...

Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, một nhành cây nhỏ mới vội vã chạy đến. Nó thở hổn hển, nói:

- Con xin lỗi vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên con đã đến muộn. Xin Trời hãy thương tình đặt cho con một cái tên.

Cảm động trước lòng hiếu thảo của cây nên Trời không trách phạt mà thương vô cùng. Nhưng lúc này, Trời chưa nghĩ ra được tên gì hay. Ông suy nghĩ mãi rồi ngập ngừng:

– Tên của con... thì là... thì là...

Nhành cây nghe vậy mừng quá, hét toáng lên:

– Tôi có tên rồi! Tên tôi là "thì là”!

Nó vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Nó đâu biết rằng “thì là” không phải là tên Trời đặt cho, mà chỉ là lời nói ngập ngừng của ông khi chưa nghĩ ra cho nó một cái tên. Bà khen cậu:

- Con có một cái tên thật đặc biệt!

Muôn loài đều rất yêu thích tên của cậu.

Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là.

Vận dụng

Câu hỏi trang 97 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1Ghi lại một tên gọi trong bài thơ “Nụ cười mang tên mùa xuân" mà em thích và lí do em thích.

Lời giải:

Em thích tên gọi nụ cười mang tên mùa xuân. Vì nụ cười mang tên mùa xuân đem lại sự ấm áp, vui vẻ cho mọi người, mọi vật. Nụ cười mùa xuân đi tới đâu, ở đó sẽ tràn ngập niềm vui.

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Bài 3: Nụ cười mang tên mùa xuân

Bài 4: Mùa vừng

Bài 5: Trước ngày Giáng sinh

Bài 6: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh

Bài 7: Về ngôi nhà đang xây

 
Đánh giá

0

0 đánh giá