Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 4: Mùa vừng sách Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:
Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 4: Mùa vừng
Khởi động
Câu hỏi trang 98 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi với bạn:
Câu tục ngữ sau giúp em hiểu điều gì?
Tháng Ba đom đóm bay ra
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.
Lời giải:
Câu tục ngữ giúp em hiểu người làm nghề nông phải nắm bắt quy luật của thời tiết, thời vụ để áp dụng.
Khám phá và luyện tập
Mùa vừng
Mùa thu dịu dàng dắt kí ức của tôi quay về với nỗi nhớ đồng quê – nhớ những cánh đồng nhuộm vàng màu vùng chín.
Khi đàn sẻ nâu tíu tít chở nắng về, ấy là lúc vừng đến mùa thu hoạch. Lúc này, trông ra chân trời bừng ánh ban mai, cả cánh đồng vùng như một tấm giấy kim tuyến lớn, tươi vàng, lấp lánh. Trên đồng, các bà, các mẹ đang cần mẫn gặt vừng. Màu áo bà ba nâu sơn, màu nón trắng nhấp nhô theo từng đợt sóng vùng gợn nhẹ như tạo điểm nhấn cho bức tranh ngày mùa ấn tượng.
Chiều về, dọc những con đường nhỏ như dải lụa đỏ quanh co vắt ngang cánh đồng, những chiếc xe bò chất đầy những bó vừng vàng tươi đang túc tắc về làng. Mùi dầu vừng mới gặt xong theo gió thoảng toả ra hăng hăng, nồng nã. Trên lưng trâu, những chú bé có chỏm tóc trái đào nở nụ cười rạng ngời trong nắng, bỏ lại đằng sau bầy chim non líu ríu gọi nhau về nhặt nhạnh những hạt vừng còn vương sót lại.
Một trưa xa nhà, chiêm ngưỡng bức kí hoạ về hình ảnh người mẹ lom khom gặt những khóm vừng trĩu bông mà đứa bạn thân vẽ tặng, chợt muốn được là chú bé năm nào, ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đi giữa cánh đồng vừng chín vàng, rộn ràng tiếng sẻ du ca...
Theo Phan Đức Lộc
• Nồng nã: (mùi) rất nồng, rất đậm.
• Kí hoạ: một hình thức về nhanh.
• Du ca: đi khắp nơi để ca hát, biểu diễn phục vụ cộng đồng.
Câu 1 trang 99 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Điều gì dắt kí ức của tác giả quay về với nỗi nhớ đồng quê?
Lời giải:
Mùa thu dịu dàng dắt kí ức của tác giả quay về với nỗi nhớ đồng quê – nhớ những cánh đồng nhuộm vàng màu vừng chín.
Lời giải:
Bức tranh ngày mùa ở đoạn văn thứ hai được vẽ bằng những hình ảnh, màu sắc và âm thanh:
- Khi đàn sẻ nâu tíu tít chở nắng về.
- Trông ra chân trời bừng ánh ban mai, cả cánh đồng vùng như một tấm giấy kim tuyến lớn, tươi vàng, lấp lánh.
- Trên đồng, các bà, các mẹ đang cần mẫn gặt vừng.
- Màu áo bà ba nâu sơn, màu nón trắng nhấp nhô theo từng đợt sóng vùng gợn nhẹ như tạo điểm nhấn cho bức tranh ngày mùa ấn tượng.
Lời giải:
Hương vị và âm thanh được tả ở đoạn văn thứ ba giúp em cảm nhận cuộc sống, con người ở quê hương tác giả rất thanh bình, yên ả.
Lời giải:
Tác giả mong muốn được là chú bé năm nào, ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đi giữa cánh đồng vừng chín vàng, rộn ràng tiếng sẻ du ca... khi chiêm ngưỡng bức kí hoạ mà người bạn về tặng.
Vì đó là những kí ức tuổi thơ không thể nào quên, là thuở vô tư, vô lo, được sống trong quê hương thanh bình.
Câu 5 trang 99 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em ấn tượng những gì về mùa vừng được tả trong bài đọc?
Lời giải:
Em ấn tượng:
- Cả cánh đồng vùng như một tấm giấy kim tuyến lớn, tươi vàng, lấp lánh.
- Chiều về, dọc những con đường nhỏ như dải lụa đỏ quanh co vắt ngang cánh đồng, những chiếc xe bò chất đầy những bó vừng vàng tươi đang túc tắc về làng
Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ trang 100
Câu 1 trang 100 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Thực hiện yêu cầu:
a. Xếp đại từ in đậm trong các đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:
1. Đại từ nghi vấn
2. Đại từ thay thế
Cụ già hỏi:
– Thầy Bảy, thầy coi giùm nó là con gì?
Thầy giáo Bảy nhìn con vật rồi báo:
– Đây là một con kì đà! Đúng vậy, một con kì đà !
Theo Đoàn Giỏi
Nhìn chiếc lá nhỏ khẽ rung rinh như reo vui, Mây hỏi bố:
– Bố ơi, bé cây của con bao giờ có quả ạ?
– Đó là một cây cà chua bị phải không? Con sẽ phải chờ khoảng một tháng để cây lớn. Con phải bắc một cái gian nhỏ để cành cây có chỗ dựa.
– Sao cây lại cần chỗ dựa a?
– Cành cây nhỏ sẽ không chịu được sức nặng của những chùm quả, con ạ.
– Ồ, vậy là con sẽ có thật nhiều quả cà chua bi!
Mai Hương
b. Mỗi đại từ ở nhóm 2 thay thế cho từ ngữ nào trước nó?
Lời giải:
a.
1. Đại từ nghi vấn: gì, bao giờ, sao.
2. Đại từ thay thế: đây, vậy, đó.
b.
“Đây” thay thế cho “con vật”
“Vậy” thay thế cho “là một con kì đà”
“Đó” thay thế cho “bé cây của con”
Một buổi sáng, sóc nhỏ nghe thấy tiếng thút thít của cây non. Chú hỏi:
– Sao bạn khóc?
– Tôi sợ lũ sâu sẽ ăn hết những chiếc lá non....
– Đừng sợ chúng! Tôi sẽ bảo vệ bạn. – Sóc nhỏ quả quyết.
Dạ Ngân
Lời giải:
- Sao: Đại từ nghi vấn
- Bạn: Đại từ xưng hô
- Tôi: Đại từ xưng hô
- Chúng: Đại từ thay thế cho “lũ sâu”
Lời giải:
- Khi nào cậu đi học câu lạc bộ??
- Sao cậu học giỏi thế?
- Bí quyết học tập của cậu là gì vậy?
Lời giải:
Trong các bài đọc em đã học, em thích nhất là nhân vật Kim Đồng. Đó là một người anh hùng rất dũng cảm. Ở anh, em học được tinh thần yêu nước nồng nàn.
Viết: Viết đoạn văn cho bài văn kể chuyện sáng tạo trang 101
Gợi ý:
Lời giải:
Trong các câu chuyện em đã được học, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây thì là.
Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm. Ai ai cũng hớn hở mong chờ được Trời đặt cho một cái tên thật đẹp. Mỗi loài cây đều diện bộ trang phục xinh đẹp nhất và khoe điểm nổi bật nhất của mình.
Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhàng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,...
Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, một nhành cây nhỏ mới vội vã chạy đến. Nó thở hổn hển, nói:
- Con xin lỗi vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên con đã đến muộn. Xin Trời hãy thương tình đặt cho con một cái tên.
Cảm động trước lòng hiếu thảo của cây nên Trời không trách phạt mà thương vô cùng. Nhưng lúc này, Trời chưa nghĩ ra được tên gì hay. Ông suy nghĩ mãi rồi ngập ngừng:
– Tên của con... thì là... thì là...
Nhành cây nghe vậy mừng quá, hét toáng lên:
– Tôi có tên rồi! Tên tôi là "thì là”!
Nó vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Nó đâu biết rằng “thì là” không phải là tên Trời đặt cho, mà chỉ là lời nói ngập ngừng của ông khi chưa nghĩ ra cho nó một cái tên. Bà khen cậu:
- Con có một cái tên thật đặc biệt!
Muôn loài đều rất yêu thích tên của cậu.
Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là.
Câu 2 trang 101 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn đã viết.
- Sắp xếp ý
- Dùng từ
- Viết câu
- Chính tả
- ?
Lời giải:
Em đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn đã viết.
Câu 3 trang 101 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Bình chọn đoạn văn có những chi tiết sáng tạo hấp dẫn.
Lời giải:
Em bình chọn đoạn văn có những chi tiết sáng tạo hấp dẫn.
Vận dụng
Cái máy tuốt lúa (Trích) Trông kia, máy tuốt Rung triệu vì sao Đầy sân hợp tác Thóc vàng xôn xao. Định Hải |
Màu của mùa thu (Trích) Mùa thu nhuộm vàng màu nắng Trái mình trên ụ rơm khô Mùa thu nhuộm vàng màu gió La đã theo lá vàng mơ. Nguyễn Lãm Thắng |
Lời giải:
Em thi hát, kể chuyện, đọc thơ văn,... về cảnh đẹp ở đồng quê.
Ví dụ:
Đồng quê ngày mùa
Chiều về ngắm cảnh đồng quê
Mênh mông cò lượn bốn bề xốn xang
Một màu thảm lúa dát vàng
Bồi hồi hoài niệm những trang sách đời
Tuổi thơ nhặt nhánh thóc rơi
Chắt chiu gom góp cuộc đời mẹ cha
Bát canh, thìa mắm, quả cà
Giọt mồ hôi đổ… nâng ta trưởng thành
Ra đi bằng chị bằng anh
Trở về ngắm lại bức tranh ngày mùa
Dù không còn cảnh thi đua
Sân kho hợp tác trống khua rộn ràng
Đồng quê mình vẫn rộn vang
Người người hối hả nắng vàng hong phơi
Bôn ba khắp bốn phương trời
Không quên hạt gạo, tình người quê ta
Hương thơm gạo mới quê nhà
Ơn người cày cấy gần xa sớm chiều
Cảnh đồng quê thật đáng yêu
Bâng khuâng lại nhớ những chiều có nhau.
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3: Nụ cười mang tên mùa xuân
Bài 6: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh