Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu

127

Trả lời Câu 4 trang 123 Ngữ văn 12 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Lưu biệt khi xuất dương giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương

Câu 4 (trang 123 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu,...

Trả lời:

- Hình tượng thiên nhiên :

+ Hình ảnh “con gió lớn” tượng trưng cho làn gió mới, con đường mới ở chân trời hy vọng, tác giả mong muốn có thể học hỏi nhiều điều từ Nhật Bản.

+ Cảnh tượng “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”, mang đến cho người đọc khung cảnh kỳ vĩ của thiên nhiên trong ngày người chí sĩ ra đi, thể hiện tầm vóc lớn lao, tâm hồn cao đẹp, kiêu hãnh, hùng tráng của người ra đi nổi bật hẳn lên trên cái nền sóng nước, mây trời.

- Nghệ thuật đối :

+ Hai câu thực : sự đối nhau hài hòa giữa sự vô hạn của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Trong một trăm năm hữu hạn ấy, người nam nhi phải thực hiện được chí làm trai và cũng trong ngàn năm sau đó phải để lại được tiếng thơm cho đời

+ Hai câu luận : Sự đối nhau giữa sống và chết, cái tồn tại và không tồn tại. Khi non sông đã chết, sống cũng không ích gì. Sách Thánh Hiền còn đó nhưng không thể đấu lại súng đạn quân thù. Chính sự đối lập này đã thể hiện một tư tưởng vô cùng tiến bộ của Phan Bội Châu - một nhà Nho vốn đề cao tư tưởng Nho giáo.

- Giọng điệu : Giọng thơ nhiệt huyết, lay động này đã tiếp thêm sức mạnh, đã thổi bùng khát khao cho biết bao kẻ sĩ thời ấy có mong muốn thực hiện chí lớn vì sự nghiệp dân tộc của mình.

Đánh giá

0

0 đánh giá