Sách bài tập Toán 6 Bài 39 (Kết nối tri thức): Bảng thống kê và biểu đồ tranh

2.6 K

Với giải sách bài tập Toán 6 Bài 39: Bảng thống kê và biểu đồ tranh sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 6 Bài 39: Bảng thống kê và biểu đồ tranh

Bài 9.11 trang 67 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Thời gian giải toán (tính bằng phút) của 14 học sinh được ghi lại như sau:

5   10   4   8    8   7   8    10   8   9    6   9   5    7.

Lập bảng thống kê biểu diễn thời gian giải toán của 14 bạn học sinh theo mẫu sau:

Thời gian (phút)

4

5

6

7

8

9

10

Số học sinh

1

 

 

 

 

 

 

Lời giải:

Trong dãy số liệu trên:

- Có 1 học sinh làm bài toán trong 4 phút.

- Có 2 học sinh làm bài toán trong 5 phút.

- Có 1 học sinh làm bài toán trong 6 phút.

- Có 2 học sinh làm bài toán trong 7 phút.

- Có 4 học sinh làm bài toán trong 8 phút.

- Có 2 học sinh làm bài toán trong 9 phút.

- Có 2 học sinh làm bài toán trong 10 phút.

Vậy ta điền các số liệu biểu diễn thời gian giải toán của 14 bạn học sinh vào bảng thống kê như sau:

Thời gian (phút)

4

5

6

7

8

9

10

Số học sinh

1

2

1

2

4

2

2

Bài 9.12 trang 67 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2Ba bạn Nam, Bình, An lần lượt ném bóng vào rổ. Mỗi bạn ném 15 lần, mỗi lần ném bóng trúng vào rổ được một tích (✔), kết quả như sau:

Ba bạn Nam, Bình, An lần lượt ném bóng vào rổ. Mỗi bạn ném 15 lần

a) Em hãy lập bảng thống kê biểu diễn số lần ném bóng trúng vào rổ của ba bạn.c

b) Bạn nào ném được vào rổ nhiều nhất? Bạn nào ném được vào rổ ít nhất?

Lời giải:

a) Mỗi lần ném bóng trúng vào rổ được một tích () nên:

- Số lần ném bóng vào rổ của Nam là 7;

- Số lần ném bóng vào rổ của Nam là 10;

- Số lần ném bóng vào rổ của Nam là 5.

Vậy ta có bảng thống kê biểu diễn số lần ném bóng trúng vào rổ của ba bạn:

Bạn

Nam

Bình

An

Số lần ném trúng

7

10

5

b) Bạn Bình ném được vào rổ nhiều nhất (10 quả).

Bạn An ném được vào rổ ít nhất (5 quả).

Bài 9.13 trang 67 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Bảng thống kê sau đây cho biết số dân của một số địa phương tại thời điểm năm 2019.

a) Đơn vị tính số dân của các địa phương trong bảng trên là gì?

b) Trong các địa phương trên, địa phương nào đông dân nhất, ít dân nhất?

Bảng thống kê sau đây cho biết số dân của một số địa phương

(Theo Tổng cục Thống kê)

Lời giải:

a) Đơn vị tính số dân của các địa phương trong bảng trên là: nghìn người.

b) Trong các địa phương trên, Hà Nội có đông dân nhất với 8 094 nghìn người; Hà Giang ít dân nhất với 858 nghìn người.

Bài 9.14 trang 68 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Biểu đồ tranh dưới đây cho biết số lượng sách giáo khoa lớp 6 – Bộ kết nối tri thức với cuộc sống, bán được tại một hiệu sách vào ngày Chủ nhật vừa qua.

Biểu đồ tranh dưới đây cho biết số lượng sách giáo khoa lớp 6

a) Sách nào bán được nhiều nhất, ít nhất.

b) Tổng số cuốn sách giáo khoa lớp 6 mà hiệu sách bán được trong ngày Chủ nhật vừa qua là bao nhiêu cuốn?

Lời giải:

Trong biểu đồ trên, ta thấy số sách bán được của mỗi môn tại một hiệu sách vào ngày Chủ nhật như sau:

Số sách Toán bán được là:

 9 . 7 = 63 (cuốn sách)

Số sách Ngữ văn bán được là:

9 . 4 = 36 (cuốn sách)

Số sách Tin học bán được là:

9 . 2 = 18 (cuốn sách)

Số sách Lịch sử và Địa lí bán được là:

9 . 2 = 18 (cuốn sách)

Số sách Khoa học tự nhiên bán được là:

9 . 6 = 54 (cuốn sách)

a) Sách bán được nhiều nhất là: Toán (63 cuốn);

Sách bán được ít nhất là: Tin học (18 cuốn); Lịch sử và Địa lí (18 cuốn). 

b) Tổng số cuốn sách giáo khoa lớp 6 mà hiệu sách bán được trong ngày Chủ nhật vừa qua là:

63 + 36 + 18 + 18 + 54 = 189 (cuốn)

Vậy tổng số cuốn sách giáo khoa lớp 6 mà hiệu sách bán được trong ngày Chủ nhật vừa qua là 189 cuốn.

Bài 9.15 trang 68 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Một cuộc khảo sát phương tiện đi làm trong toàn thể nhân viên của một công ty cho thấy có 35 nhân viên đi xe buýt, 5 nhân viên đi xe đạp, 20 nhân viên đi xe máy, 7 nhân viên đi ô tô cá nhân, không có nhân viên nào sử dụng các phương tiện khác.

a) Hãy lập bảng thống kê biểu diễn số lượng nhân viên sử dụng mỗi loại phương tiện đi làm.

b) Công ty này có bao nhiêu nhân viên?

c) Phương tiện nào được nhân viên sử dụng nhiều nhất?

Lời giải:

a) Ta có bảng thống kê:

Phương tiện

Xe buýt

Xe đạp

Xe máy

Ô tô cá nhân

Số nhân viên (người)

35

5

20

7

b) Số nhân viên của công ty bằng tổng số nhân viên đi các loại phương tiện và bằng:

35 + 5 + 20 + 7 = 67 (người)

Vậy công ty có 67 người.

c) Phương tiện nào được nhân viên sử dụng nhiều nhất là xe buýt (35 người).

Bài 9.16 trang 68 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Một hiệu bánh đã thống kê số lượng cuộc gọi đến đặt hàng vào các ngày trong tuần và biểu diễn bằng biểu đồ tranh sau đây:

Tổng cộng có bao nhiêu cuộc gọi đến hiệu bánh vào các ngày trong tuần? Ngày nào hiệu bánh nhận được nhiều hơn 24 cuộc gọi đến?

Một hiệu bánh đã thống kê số lượng cuộc gọi đến đặt hàng

Lời giải:

Số lượng cuộc gọi đến đặt hàng vào các ngày trong tuần như sau:

Số lượng cuộc gọi đến ngày thứ Hai là:

5 . 5 = 25 (cuộc gọi)

Số lượng cuộc gọi đến ngày thứ Ba là:

3 . 5 = 15 (cuộc gọi)

Số lượng cuộc gọi đến ngày thứ Tư là:

6 . 5 = 30 (cuộc gọi)

Số lượng cuộc gọi ngày thứ Năm là:

4 . 5 = 20 (cuộc gọi)

Số lượng cuộc gọi đến ngày thứ Sáu là:

4 . 5 = 20 (cuộc gọi)

Tổng cộng có số cuộc gọi đến hiệu bánh vào các ngày trong tuần là:

25 + 15 + 30 + 20 + 20 = 110 (cuộc gọi)

Số cuộc gọi đến vào các ngày thứ 2,3,4,5,6 lần lượt là: 25; 15; 30; 20; 20 cuộc gọi.

Ngày thứ Hai và thứ Tư hiệu bánh nhận được nhiều hơn 24 cuộc gọi đến.

(Thứ Hai 25 cuộc gọi đến và thứ Tư 30 cuộc gọi đến).

Bài 9.17 trang 69 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Bảng dưới đây cho biết chiều cao, cân nặng chuẩn của học sinh Việt Nam từ 10 tuổi đến 18 tuổi.

a) Đơn vị đo chiều cao, cân nặng được sử dụng trong bảng trên là gì?

b) Chiều cao, cân nặng chuẩn tương ứng cho học sinh nam và nữ lớp 6 là bao nhiêu? Em có đạt được mức chuẩn này không?

Bảng dưới đây cho biết chiều cao, cân nặng chuẩn của học sinh Việt Nam

(Theo disabled-world.com)

Lời giải:

a) Đơn vị đo chiều cao sử dụng trong bảng là cm;

Đơn vị đo cân nặng sử dụng trong bảng là kg.

b) Tùy vào thời điểm học sinh học lớp 6 học bài này là trước hay sau Tết Dương lịch:

* Xét thời điểm trước Tết Dương lịch thì học sinh lớp 6 ở độ tuổi 11.

- Chiều cao chuẩn tương ứng cho học sinh nam là 143,5 cm và học sinh nữ là 144 cm.

- Cân nặng chuẩn tương ứng cho học sinh nam là 35,6 kg và học sinh nữ là 36,9 kg.

* Xét thời điểm sau Tết Dương lịch thì học sinh lớp 6 ở độ tuổi 12.

- Chiều cao chuẩn tương ứng cho học sinh nam là 149,1 cm và học sinh nữ là 149,8 cm.

- Cân nặng chuẩn tương ứng cho học sinh nam là 39,9 kg và học sinh nữ là 41,5 kg.

Tùy vào chiều cao, cân nặng của em để đánh giá có đạt mức chuẩn hay không. 

- Nếu chiều cao, cân nặng của em lớn hơn hoặc bằng mức chuẩn thì em đạt mức chuẩn.

- Nếu chiều cao, cân nặng của em thấp hơn mức chuẩn thì em chưa đạt mức chuẩn.

Bài 9.18 trang 69 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Số học sinh khối 6 đến thư viện của trường mượn sách vào các ngày trong tuần dược thống kê trong bảng sau:

Số học sinh khối 6 đến thư viện của trường mượn sách vào các ngày

a) Vẽ biểu đồ tranh biểu diễn bảng thống kê trên.

b) Ngày nào có số học sinh đến thư viện nhiều nhất, ít nhất?

Lời giải: 

Lời giải:

a) Vì số học sinh khối 6 đến thư viện mỗi ngày đều chia hết cho 8 nên ta sẽ dùng mỗi biểu tượng Số học sinh khối 6 đến thư viện của trường mượn sách vào các ngày biểu diễn cho 8 học sinh.

Số học sinh đến thư viện vào các ngày như sau:

- Số học sinh đến thư viện vào ngày thứ Hai là:

 24 : 3 = 3 (biểu tượng)

- Số học sinh đến thư viện vào ngày thứ Ba là:

32 : 8 = 4 (biểu tượng)

- Số học sinh đến thư viện vào ngày thứ Tư là:

8 : 8 = 1 (biểu tượng)

- Số học sinh đến thư viện vào ngày thứ Năm là:

16 : 8 = 2 (biểu tượng)

- Số học sinh đến thư viện vào ngày thứ Sáu là:

40 : 8 = 5 (biểu tượng)

Ta được biểu đồ tranh như sau:

Số học sinh khối 6 đến thư viện của trường mượn sách vào các ngày

b) Ngày thứ Sáu có số học sinh đến thư viện nhiều nhất (40 học sinh);

Ngày thứ Tư có học sinh đến thư viện ít nhất (8 học sinh).

Lý thuyết Bảng thống kê và biểu đồ tranh

1. Bảng thống kê

• Bảng thống kê là một khái niệm cơ bản được dùng trong toán học và cuộc sống. Ta hiểu về bảng thông kê qua các ví dụ như sau:

Ví dụ: Cho dãy số liệu về điểm thi giữa học kỳ 2 của các bạn Tổ 1 lớp 6A như sau:

8; 7; 8; 9; 6; 10; 9; 8;10

Ta có bảng thống kê về điểm thi giữa học kỳ 2 của các bạn Tổ 1 lớp 6A như sau:

Điểm số

6

7

8

9

10

Số học sinh

1

1

3

2

2

Ví dụ: Cho bảng thống kê như sau:

 

Hà Nội

Vĩnh Phúc

Bắc Ninh

Quãng Ninh

Diện tích (km2)

3 358,6

1 235,2

822,7

6 178,2

Dân số (nghìn người)

7 520,7

1 092,4

1 247,4

1 266,5

Bảng thống kê cho biết:

+) Thông tin về diện tích, dân số của 4 tỉnh thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quãng Ninh.

+) Đơn vị đo diện tích là kilomet vuông và dân số tính theo đơn vị nghìn người.

2. Biểu đồ tranh

• Biểu đồ tranh là một loại biểu đồ được dung trong thống kê. Các số liệu thống kê trong biểu đồ tranh thường được thể hiện bằng hình vẽ.

Ví dụ:

Bảng thống kê và biểu đồ tranh | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức (ảnh 1)

Biểu đồ tranh thể hiện số táo thu hoạch được trong tháng 1; tháng 2; tháng 3; tháng 4.

Bảng thống kê và biểu đồ tranh | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức (ảnh 1)

Biểu đồ tranh thể hiện số máy cày của 5 xã A; B; C; D; E.

Đánh giá

0

0 đánh giá