Giải GDQP 12 Bài 7 (Cánh diều): Tìm và giữ phương hướng

1.2 K

Lời giải bài tập Giáo dục Quốc phòng và An ninh lớp 12 Bài 7: Tìm và giữ phương hướng sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Giáo dục Quốc phòng 12 Bài 7 từ đó học tốt môn GDQP 12.

Giải bài tập GDQP 12 Bài 7: Tìm và giữ phương hướng

Mở đầu

Mở đầu trang 59 GDQP 12: Giả sử em là các bạn trong các tình huống sau, em sẽ xử trí như thế nào để có thể tìm được đường về nhà?

1. Kì nghỉ hè, bạn An theo bố lên tàu đi đánh cá biển. Sau một trận bão, toàn bộ thiết bị định vị và liên lạc trên tàu bị hư hỏng, tàu bị mất phương hướng.

2. Hai bạn Kiên và Bình đi du lịch không may bị lạc ở giữa một khu rừng xa dân cư và có nhiều chướng ngại vật che khuất tầm nhìn. Hai bạn không mang theo bản đồ, la bàn và điện thoại cũng bị mất sóng.

Lời giải:

- Tình huống 1. Bạn An có thể xác định phương hướng dựa vào La bàn; Mặt Trăng; Mặt Trời,…

- Tình huống 2. Bạn Kiên và Bình có thể xác định phương hướng dựa vào La bàn; Mặt Trời; đặc điểm hình thái thực vật hoặc tập tính của một số động vật….

Khám phá

I. Giữ phương hướng

Khám phá 1 trang 63 GDQP 12: Để giữ phương hướng, cần phải làm gì trước và trong quá trình di chuyển?

Lời giải:

 Cách giữ phương hướng:

♦ Trước khi di chuyển

- Hiểu rõ nhiệm vụ, hướng đường đi đến nơi và hướng của từng chặng (nếu đường đi gồm nhiều chặng), xác định vật chuẩn dễ nhìn thấy (đỉnh núi, cây độc lập, nhà thờ, nhà cao tầng....) và một số đặc điểm trên đường đi.

- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần mang theo như la bàn, bản đồ, điện thoại thông minh,.. giúp cho việc tìm và giữ phương hướng.

♦ Quá trình di chuyển

- Dựa vào các vật chuẩn và hướng chuẩn để di chuyển. Phải luôn xem xét nắm phương hướng, địa hình, vật chuẩn, vị trí nơi phát ra tiếng động, ánh sáng.... để bảo đảm di chuyển chính xác theo đường, hướng đi đến nơi cần đến.

- Có thể dùng la bàn dóng hướng và chọn một điểm chuẩn dễ nhận thấy nhất trên đường đi để làm địch đến, khi đến đích, lại dùng la bàn ngắm một điểm tiếp theo để giữ đúng hướng đi.

- Khi di chuyển cần ghi nhớ đặc điểm địa hình, địa vật và đánh dấu (nếu cần).

- Khi gặp vật cản như ao, hồ, đầm lầy,... cần kết hợp giữa vòng tránh theo đường gấp khúc với ước lượng cự li bằng bước chân để vượt qua vật cản.

Khám phá 2 trang 63 GDQP 12: Khi bị lạc hướng cần xử lí như thế nào?

Lời giải:

Xử trí khi bị lạc hướng

Khi cảm thấy bị lạc hướng, đường đi không rõ ràng, không chắc chắn, cần binh tĩnh để xem xét, xử trí theo một số cách sau:

- Không tiếp tục di chuyển, đợi người đi trước có thể quay lại tìm.

- Đối chiếu đặc điểm địa hình, địa vật đã đi qua với đặc điểm trên đường đi được mô tả khi nhận nhiệm vụ để xác định vị trí bắt đầu bị lạc.

- Quay lại vị trí xuất phát rồi xác định lại hướng đi đến nơi cần đến.

- Tại địa điểm bị lạc, xác định lại hướng đi mới đến nơi cần đến.

Trong mọi trường hợp, chỉ tiếp tục di chuyển khi chắc chắn xác định được hướng và đường đi đến nơi cần đến.

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục quốc phòng 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

 
Đánh giá

0

0 đánh giá