Giải GDQP 12 Bài 4 (Cánh diều): Một số hiểu biết về chiến lược “diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

47

Lời giải bài tập Giáo dục Quốc phòng và An ninh lớp 12 Bài 4: Một số hiểu biết về chiến lược “diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Giáo dục Quốc phòng 12 Bài 4 từ đó học tốt môn GDQP 12.

Giải bài tập GDQP 12 Bài 4 : Một số hiểu biết về chiến lược “diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

Mở đầu

Mở đầu trang 35 GDQP 12: Bạn A cho rằng chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch là vấn đề rất phức tạp. Để góp phần phòng, chống chiến lược này, học sinh chưa thể làm gì khác ngoài việc học tập theo chương trình giáo dục phổ thông. Em có đồng ý với bạn A không? Vì sao?

Lời giải:

- Không đồng ý với ý kiến của bạ A.

- Học sinh có thể tham gia đấu tranh phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ bằng nhiều biện pháp, hành động phù hợp, như:

+ Tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc các hoạt động giáo dục, tuyên truyền do nhà trường và địa phương tổ chức.

+ Chấp hành nghiêm chính chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương.

+ Thực hiện các hành vi và ứng xử trên mạng xã hội đúng quy định của pháp luật, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hoá.

+ Không xem, nghe, đồng tỉnh, chia sẻ, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và các trang mạng xã hội những thông tin xấu, độc, tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam.

Khám phá

I. Khái niệm và mối quan hệ giữa chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ

Khám phá 1 trang 35 GDQP 12: Thế nào là chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ?

Lời giải:

- “Diễn biến hoà bình” là chiến lược cơ bản do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành, nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự.

- Bạo loạn lật đổ là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, lực lượng đối lập trong nước hoặc câu kết với nước ngoài tiến hành nhằm gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay Trung ương.

Khám phá 2 trang 35 GDQP 12: Chiến lược “diễn biến hoà bình” và bạo loạn lật đổ có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Lời giải:

- Giữa chiến lược “diễn biển hoà bình" và bạo loạn lật đổ có mối quan hệ biện chứng, có tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.

+ “Diễn biến hoà bình” làm cho đối phương suy yếu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh,... tạo cơ sở tiền đề và thời cơ để bạo loạn lật đổ diễn ra.

+ Bạo loạn lật đổ là hệ quả tất yếu đồng thời là nhân tố thúc đẩy “diễn biến hoà bình” diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn, quyết liệt hơn, gây ra hậu quả nặng nề hơn. Bạo loạn lật đổ thực hiện mục tiêu cuối cùng của chiến lược “diễn biến hoà bình”.

Luyện tập 1 trang 36 GDQP 12: Em hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa khái niệm chiến lược “diễn biến hoà bình” và khái niệm bạo loạn lật đổ.

Lời giải:

- Giống nhau:

+ Do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành.

+ Nhằm lật đổ chế độ chính trị và chính quyền ở các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa.

- Khác nhau:

+ Diễn biến hòa bình chủ yếu được thực hiện bằng các biện pháp phi quân sự.

+ Bạo loạn lật đổ là hành động chống phá bằng bạo lực

II. Âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam phá

Khám phá 3 trang 36 GDQP 12: Em hãy nêu âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.

Lời giải:

♦ Âm mưu

- Xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa và lái nước ta đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn chế độ xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới.

♦ Thủ đoạn

Chiến lược “diễn biến hoà bình” tiến hành các hoạt động phá hoại tổng hợp về tư tưởng, chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng và an ninh, văn hoá, trong đó có một số nội dung sau:

- Về tư tưởng:

+ Tuyên truyền, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;

+ Kêu gọi thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, tác động chuyển hoá những phần tử xấu, thoái hoá, bất mãn trong hệ thống chính trị và trong xã hội;

+ Lợi dụng các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nhân đạo nước ngoài ở Việt Nam, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống Việt Nam.

- Về chính trị, xã hội:

+ Phân hoá, chia rẽ hàng ngũ cán bộ trong Chính phủ Việt Nam, tạo phân hoá giữa lối sống của cán bộ, đảng viên với quần chúng, nhân dân lao động;

+ Tập hợp, nuôi dưỡng các tổ chức phản động lưu vong người Việt, móc nối, chỉ đạo các phần tử phản động chống chính quyền, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo.

- Về kinh tế:

+ Phá hoại các chính sách kinh tế của Việt Nam, hình thành các liên minh về kinh tế giữa các nước lớn để gây sức ép với Việt Nam, đưa ra các luật chống phá kinh tế, kéo dài các dự luật trừng phạt kinh tế;

+ Tạo khủng hoảng ngân hàng, tài chính, gây bức xúc, bất công trong các cơ sở kinh tế vốn nước ngoài hoặc liên doanh.

- Về quốc phòng và an ninh:

+ Xuyên tạc để xoá bỏ hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ", gây mẫu thuẫn, chia rẽ quân với dân, quân đội với công an;

+ Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang, trước hết là đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân,

+ Tổ chức các cuộc diễn tập, tập trận lớn với sự tham gia của một số quốc gia trong khu vực;

+ Tăng cường bố trí lực lượng, phương tiện quân sự tại khu vực nhằm gây sức ép với Việt Nam.

- Về văn hoá, giáo dục:

+ Làm rối loạn hệ thống giá trị đích thực của nền văn hoá Việt Nam, thúc đẩy cải cách văn nghệ, báo chí, xuất bản, truyền thông, giáo dục, đào tạo theo khuynh hướng cực đoan, đối lập.

+ Lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các trang mạng xã hội và internet để bôi nhọ, xuyên tạc lãnh đạo Đảng, Nhà nước;

+ Thông tin sai sự thật, làm nóng các vấn đề xã hội, truyền bá lối sống hưởng thụ, phát tán các tác phẩm phản động, đồi truy; tuyên truyền, lôi kéo, tập hợp lực lượng đối lập,...

Luyện tập 2 trang 38 GDQP 12: Em hãy so sánh âm mưu, thủ đoạn của chiến lược "diễn biến hoà bình" và bạo loạn lật đổ.

Lời giải:

- Về âm mưu: chiến lược "diễn biến hoà bình" và bạo loạn lật đổ đều nhằm lật đổ chính quyền ở Việt Nam, đưa Việt Nam đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa.

- Thủ đoạn:

+ Chiến lược “diễn biến hoà bình” tiến hành các hoạt động phá hoại tổng hợp về tư tưởng, chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng và an ninh, văn hoá.

+ Bạo loạn lật đổ chủ yếu là các hoạt động chống phá bằng bạo lực.

III. Phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ

Khám phá 5 trang 38 GDQP 12: Em hãy nêu một số giải pháp phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ.

Lời giải:

- Một số giải pháp phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ:

+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng; âm mưu, thủ đoạn và cách phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù dịch tại địa phương, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội.

+ Xây dựng hệ thống chính trị, nhất là bộ máy chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến cơ sở thực sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng Quân đội và Công an cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

+ Xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng"; thực hiện tốt công tác tiếp dân, đối thoại với nhân dân; nâng cao chất lượng công tác dân vận; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật đối với các kiến nghị, đơn, thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

+ Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; thực hiện tốt chính sách văn hoá đối với tôn giáo, dân tộc thiểu số.

+ Chủ động hội nhập quốc tế; phát triển quan hệ với các nước, nhất là các nước đối tác chiến lược, đối tác toàn diện.

+ Phòng ngừa không để xảy ra điểm nóng; khi xảy ra điểm nóng, giải quyết dứt điểm, nhanh gọn, không để bùng phát lan rộng, kéo dài.

Khám phá 6 trang 39 GDQP 12: Theo em, học sinh có trách nhiệm gì trong phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ?

Lời giải:

- Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ

+ Tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc các hoạt động giáo dục, tuyên truyền do nhà trường và địa phương tổ chức để nâng cao nhận thức, khả năng nhận diện đối tượng thực hiện âm mưu, thủ đoạn chiến lược “diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các trang mạng xã hội.

+ Chấp hành nghiêm chính chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; luôn cảnh giác để không bị kích động, lợi dụng, lôi kéo, không tụ tập gây mất trật tự công cộng hoặc tham gia biểu tình trái pháp luật.

+ Thực hiện các hành vi và ứng xử trên mạng xã hội đúng quy định của pháp luật, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin; tuyệt đối không thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng.

+ Phát hiện, cung cấp cho nhà trường và địa phương nơi cư trú thông tin về các hành vi sử dụng không gian mạng để đăng tải, phát tán nội dung phản động; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tôn giáo, kích động gây bạo loạn; xúi giục, lối kéo người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; làm nhục, vu khống; bịa đặt, thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân,...

+ Không xem, nghe, đồng tỉnh, chia sẻ, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và các trang mạng xã hội những thông tin xấu, độc, tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam.

+ Tích cực, chủ động tham gia và vận động bạn bè, người thân, cộng đồng đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, tư tưởng thù địch, phản động chống phá cách mạng Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như ở địa phương.

Luyện tập

Luyện tập 3 trang 40 GDQP 12: Một người khách đến cửa hàng photocopy vừa khai trương của nhà An và nói: "Tôi muốn sao chụp lại 500 bản tài liệu này, tôi sẽ trả giá gấp đôi". Em trai An vội nhận lời và bật máy định làm ngay vì đây là khách hàng đầu tiên. Khi An đọc tiêu đề tài liệu thì biết tài liệu này không được phép lưu hành ở Việt Nam.

Theo em, An sẽ xử trí như thế nào?

Lời giải:

- Theo em, An nên: khéo léo từ chối lời đề nghị Photo của vị khách lạ mặt; Đồng thời: bí mật báo cáo thông tin cho cơ quan công an tại địa phương.

Luyện tập 4 trang 40 GDQP 12: Minh và Bình vừa đăng kí là thành viên của một nhóm trên Facebook. Trên trang mạng xã hội vừa đưa hình ảnh mấy chục người tụ tập gây rối trật tự công cộng ở một rạp chiếu phim thuộc xã X. Bình nói với Minh: "Mình sẽ chia sẻ trên nhóm vừa tham gia những hình ảnh này nhưng sửa thành: “Liên tục trong mấy ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Y có hàng trăm người tụ tập, gây rối trật tự công cộng ở rạp chiếu phim, sân vận động, công viên, đường phố,...”. Số người theo dõi trang Facebook của mình sẽ tăng vọt cho mà xem”.

Nếu là Minh, em sẽ xử trí như thế nào?

Lời giải:

- Nếu là Minh, em sẽ khuyên Bình không nên thực hiện hành vi đó. Vì việc: chia sẻ thông tin sai sự thật là vi phạm pháp luật; gây hoang mang dư luận; đồng thời, cũng sẽ tạo cơ hội cho các thế lực thù địch thực hiện các hành vi chống phá…

Luyện tập 5 trang 40 GDQP 12: Dũng học rất giỏi môn Tin học, đặc biệt là khả năng chọn chính xác từ khoá đề sử dụng hiệu quả công cụ tìm kiếm trên internet. Một hôm, Dũng được một nhóm trên Facebook mời tập hợp thông tin nóng trong ngày về các câu chuyện học sinh xích mích, cãi cọ, mâu thuẫn, xô xát, đánh nhau,... rồi chia sẻ đề càng nhiều người biết càng tốt. Kèm theo lời mời có mức thù lao khá hấp dẫn đối với một học sinh.

Em hãy tư vấn cho Dũng.

Lời giải:

- Em sẽ khuyên Dũng không nên thực hiện hành vi đó. Vì đó là hành vi vi phạm pháp luật; gây hoang mang dư luận; đồng thời, cũng sẽ tạo cơ hội cho các thế lực thù địch thực hiện các hành vi chống phá…

Luyện tập 6 trang 40 GDQP 12: Bạn Quân học lớp 12, có em trai là Quang học lớp 10. Chiều Chủ nhật tuần này, trường của Quang tổ chức ngoại khóa với chủ đề "Phương thức, thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao trên không gian mạng - Những điều học sinh cần biết". Chủ trì trao đổi, thảo luận về chủ đề này là các cô, chú ở Công an huyện. Quang định nói với bố mẹ viết giấy phép xin không tham gia buổi ngoại khoá này vì Quang là tiền đạo trong đội bóng của xã và sẽ thi đấu trận chung kết đúng vào thời gian diễn ra ngoại khóa.

Nếu em là Quân, em sẽ xử trí như thế nào?

Lời giải:

- Nếu là Quân, em sẽ khuyên em trai nên tích cực tham gia vào buổi ngoại khóa, để nâng cao thêm hiểu biết và các kĩ năng trong việc phòng, chống chiến lược diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đổ.

Vận dụng

Vận dụng trang 40 GDQP 12: Em hãy chuẩn bị và trình bày trước lớp một trong hai chủ đề sau:

- Những hành vi học sinh không được làm để góp phần phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ.

- Một số hoạt động phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ ở địa phương nơi em học tập, sinh sống.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Một số hành vi học sinh không được làm để góp phần phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ:

+ Vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

+ Sử dụng không gian mạng để đăng tải, phát tán nội dung phản động; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tôn giáo, kích động gây bạo loạn; xúi giục, lối kéo người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; làm nhục, vu khống; bịa đặt, thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân,...

+ Xem, nghe, đồng tỉnh, chia sẻ, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và các trang mạng xã hội những thông tin xấu, độc, tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam.

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục quốc phòng 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá