Giải GDQP 12 Bài 6 (Cánh diều): Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK

43

Lời giải bài tập Giáo dục Quốc phòng và An ninh lớp 12 Bài 6: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Giáo dục Quốc phòng 12 Bài 6 từ đó học tốt môn GDQP 12.

Giải bài tập GDQP 12 Bài 6: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK

Mở đầu

Mở đầu trang 47 GDQP 12: Sắp tới, bạn An tham gia Hội thao "Giáo dục quốc phòng và an ninh” do nhà trường tổ chức, trong đó có nội dung thi bắn súng tiểu liên AK. Theo em, An cần luyện tập các động tác, kĩ thuật nào đề thi bắn súng tiểu liêu AK đạt điểm cao?

Lời giải:

- Để thi bắn súng tiểu liêu AK đạt điểm cao, bạn An cần tập luyện:

+ Động tác nằm bắn

+ Tập ngắm chụm, ngắm trúng, chụm

+ Tập bắn vào mục tiêu bia số 4

Khám phá

I. Một số nội dung cơ bản về lí thuyết bắn

Khám phá 1 trang 47 GDQP 12: Ngắm bắn là gì? Thế nào là đường ngầm cơ bản? Điểm ngắm đúng? Đường ngầm đúng?

Lời giải:

- Ngắm bắn là xác định góc bắn và hướng bắn cho súng để đưa quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu.

- Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt người ngắm qua điểm chính giữa mép trên khe ngắm đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm.

- Điểm ngắm đúng là điểm được xác định trước sao cho khi ngắm vào điểm đó để bắn thì quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu.

- Đường ngắm đúng là đường ngắm cơ bản được dóng vào điểm ngắm đã xác định với điều kiện mặt súng thăng bằng

Khám phá 2 trang 48 GDQP 12: Kết quả bắn bị ảnh hưởng như thế nào khi ngắm sai đường ngắm cơ bản hoặc ngắm sai điểm ngắm hoặc đề mặt súng không thăng bằng?

Lời giải:

♦ Ảnh hưởng do ngắm sai đường ngắm cơ bản

- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm thấp hơn (hoặc cao hơn) điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ thấp hơn (hoặc cao hơn) điểm định bắn trúng.

- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm lệch trái (hoặc lệch phải) so với điểm chính giữa mép) trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ lệch trái (hoặc lệch phải) so với điểm định bắn trúng

- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm vừa thấp vừa lệch trái (hoặc vừa lệch phải) so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ vừa thấp vừa lệch trái (hoặc vừa lệch phải) so với điểm định bắn trúng

- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm vừa cao vừa lệch trái (hoặc vừa lệch phải) so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ vừa cao vừa lệch trái (hoặc vừa lệch phải) so với điểm định bắn trúng

♦ Ảnh hưởng do ngắm sai điểm ngắm

- Khi đường ngắm cơ bản đã chính xác và mặt súng thăng bằng, nếu điểm ngắm thấp hơn (hoặc cao hơn) điểm ngắm đúng thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ thấp hơn (hoặc cao hơn) điểm định bắn trúng

- Khi đường ngắm cơ bản đã chính xác và mặt súng thăng bằng, nếu điểm ngắm lệch sang phải (hoặc sang trái) so với điểm ngắm đúng thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ lệch sang phải (hoặc sang trái) so với điểm định bắn trúng

♦ Ảnh hưởng do mặt súng không thăng bằng

- Khi đường ngắm cơ bản đã chính xác và đã có điểm ngắm đúng, nếu mặt súng nghiêng về bên nào thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ lệch và thấp về bên đó

II. Động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK

Khám phá 3 trang 50 GDQP 12: Tại sao trong điều kiện gần địch thường sử dụng động tác nằm bắn không tì?

Lời giải:

- Trong điều kiện gần địch thường sử dụng động tác nằm bắn không tì, vì: Khi nằm bắn không tì, người thực hiện có thể giấu bản thân trong cỏ hoặc địa hình tự nhiên, làm cho họ khó bị phát hiện bởi địch. Điều này giúp chiến sĩ tránh bị tấn công hoặc bị địch nhận diện và phản kích lại

III. Tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK

Khám phá 4 trang 56 GDQP 12: Em hãy nêu ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu, điều kiện bài bắn và cách chọn thước ngắm, điểm ngầm trong tập bắn vào mục tiêu bia só 4.

Lời giải:

a) Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu

Ý nghĩa:

- Tập bắn vào mục tiêu bia sổ 4 nhằm rèn luyện khả năng bắn trúng, chụm vào các mục tiêu cố định ban ngày và rèn luyện tâm lí, bản lĩnh, thể lực, củng cố niềm tin vào vũ khí cho người bắn, làm cơ sở để người bắn vận dụng vào quá trình học tập, huấn luyện và chiến đấu sau này.

- Đặc điểm:

+ Mục tiêu nhỏ, có vòng tính điểm, bố trí cố định, mặt bia in hình tên địch cầm súng màu đen loang lổ, khó xác định chính xác điểm ngắm đúng;

+ thời gian bắn hạn chế, đòi hỏi người bắn phải có kĩ năng quan sát tốt, thao tác nhanh, chính xác động tác bắn;

+ đối với người bắn lần đầu tiên thường có tâm lí sợ tiếng nổ, lo lắng đến thành tích.

- Yêu cầu:

+ Người bắn có ý chỉ quyết tâm cao, phấn đấu đạt kết quả bài bắn cao;

+ nắm chắc điều kiện bài bắn, cách chọn thước ngắm, điểm ngắm, thuần thục kĩ thuật động tác bắn kết hợp nhuần nhuyễn ba động tác: giương súng, ngắm bắn và bóp cò; tích cực, tự giác rèn luyện kĩ thuật kết hợp với rèn luyện thể lực nâng cao sức bền và bản lĩnh, tâm lí tự tin, quyết đoán trong từng phát bắn.

b) Điều kiện bài bắn

- Mục tiêu: Bia số 4 màu đen tượng trưng cho tên địch nằm bắn hoặc đứng bắn trong công sự, có kích thước 42 cm × 42 cm, có các vòng tròn tính điểm từ vòng 1 đến vòng 5; được dán trên khung bia nền trắng có kích thước 75 cm × 75 cm, sao cho mép dưới của bia số 4 cách mép dưới của khung bia 7 cm, cự li bắn: 100 m; tư thế bắn: nằm bắn có tì (hỉnh 6.20)

- Thời gian bắn 5 phút (tính từ khi kết thúc khẩu lệnh: “Bắn”).

- Số dạn: 3 viên.

- Phương pháp bắn phát một.

- Đánh giá kết quả bắn: Xếp loại Giỏi: từ 25 - 30 điểm; Khá: từ 20 - 24 điểm; Đạt: từ 15 - 19 điểm; Không đạt: dưới 15 điểm.

c) Cách chọn thước ngắm, điểm ngắm

- Nếu chọn thước ngắm 1 thì điểm ngắm là tâm vòng 10 (ở giữa mặt tên địch).

- Nếu chọn thước ngắm 2 thì điểm ngắm thấp hơn tâm vòng 10 là 12 cm (ở mu bàn tay tên địch).

- Nếu chọn thước ngắm 3 thì điểm ngắm thấp hơn tâm vòng 10 là 28 cm (ở điểm chính giữa mép dưới của khung bia).

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục quốc phòng 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá