Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật
Lưu ý: HS cần cho biết các đối tượng thực vật phù hợp cho mỗi thí nghiệm (ví dụ: Thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc nên chọn cây thân leo hay cây thân gỗ).
Lời giải:
- Các nhóm cây phù hợp cho các thí nghiệm như:
+ Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây: nên chọn các cây non, rễ đang phát triển.
+ Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của cây: nên chọn các cây thân mềm, cây non (ví dụ: cây hoa mười giờ, cây đỏ,...).
+ Thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của cây: nhóm cây phù hợp với thí nghiệm này là các cây thân leo như mướp, đậu, bầu, bí.
- Hoàn thành thông tin vào bảng theo mẫu:
Thí nghiệm |
Cách tiến hành |
Hiện tượng/ Kết quả |
Giải thích |
Kết luận |
Chứng minh tính hướng nước của cây |
Chuẩn bị 2 chậu đất/cát như nhau → Gieo hạt đỗ vào 2 chậu, tưới nước đủ ẩm → Khi cây phát triển có 3 – 5 lá, đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong 1 chậu sao cho nước ngấm vào đất mà không ngập úng cây → Sau 3 – 5 ngày, nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ. |
- Cây trong chậu thí nghiệm: Rễ cây mọc lệch hướng về phía chậu nước. - Cây trong chậu đối chứng: Rễ cây mọc thẳng. |
Trong chậu thí nghiệm, nước chỉ có ở một phía của cây → Rễ cây sinh trưởng hướng về phía của nguồn nước để giúp cây hấp thụ được nước. |
Rễ cây có tính hướng nước (hướng tới nguồn nước). |
Chứng minh tính hướng sáng của cây |
Chuẩn bị 2 chậu đất/cát như nhau; 2 hộp carton không đáy, 1 hộp khoét lỗ phía trên, hộp còn lại khoét lỗ bên cạnh → Gieo hạt đỗ vào đất, tưới nước cho hạt nảy mầm → Úp lên mỗi chậu cây 1 hộp carton, đặt trong môi trường ánh sáng tự nhiên → Sau khoảng 3 – 5 ngày, nhấc hộp carton ra khỏi các chậu cây, quan sát hướng mọc của thân cây. |
- Cây trong hộp carton có khoét lỗ phía trên: Cây mọc thẳng hướng lên trên. - Cây trong hộp carton có khoét lỗ phía bên cạnh: Cây mọc cong sang phía đã khoét lỗ. |
- Cây trong hộp carton có khoét lỗ phía trên → Tất cả các phía của ngọn cây đều nhận được ánh sáng → Cây mọc thẳng hướng lên trên. - Cây trong hộp carton có khoét lỗ phía bên cạnh → Chỉ một phía của ngọn cây nhận được ánh sáng → Cây mọc cong sang phía đã khoét lỗ để nhận tiếp nhận được ánh sáng. |
Ngọn cây có tính hướng sáng. |
Chứng minh tính hướng tiếp xúc của cây |
Chuẩn bị 2 chậu đất/cát như nhau → Trồng vào mỗi chậu một cây dưa chuột 2 – 3 lá → Cắm sát bên một cây một giá thể (cành khô) → Đặt cả 2 chậu ở nước có đủ ánh sáng, tưới nước hằng ngày → Theo dõi và ghi chép hiện tượng xảy ra của các cây này sau 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần. |
- Ở chậu cây có cắm giá thể, tua quấn, thân của cây dưa chuột quấn quanh giá thể vươn lên. - Ở chậu cây không có giá thể, cây bò vươn xuống đất. |
Cây dưa chuột có tính hướng tiếp xúc nên khi có giá thể, cây dưa chuột sẽ bám vào giá thể để leo lên. |
Phần lớn các loài cây dây leo có tính hướng tiếp xúc (bám vào giá thể để leo lên trên). |
Bước 1: Lựa chọn thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mỗi vật nuôi.
Bước 2: Xác định khung thời gian mong muốn cho vật nuôi ăn.
Bước 3: Cho vật nuôi ăn uống theo khung thời gian đã xác định trong bước 1. Trước mỗi lần cho ăn có thể sử dụng âm thanh làm hiệu lệnh.
Bước 4: Lặp lại bước 3 trong nhiều ngày cho đến khi chúng quen với thời gian và hiệu lệnh cho ăn.
Bước 5: Đánh giá sự thành công bằng cách quan sát phản ứng thể hiện nhu cầu ăn uống của vật nuôi (như tiếng kêu, hành vi mừng rỡ, bơi/chạy đến chỗ ăn,...) vào khung thời gian đã chọn.
a) Viết bảng kết quả theo mẫu sau:
b) So sánh thời gian hình thành thói quen ăn uống đúng giờ giữa các vật nuôi.
Lời giải:
a) Bảng kết quả:
Loài vật nuôi |
Mô tả tiến trình và kết quả |
Ý nghĩa |
Chó |
- Tiến trình: + Bước 1: Lựa chọn thức ăn phù hợp (cơm, thịt, cá,…). + Bước 2: Xác định khung thời gian mong muốn cho vật nuôi ăn (6h, 12h, 18h). + Bước 3: Cho vật nuôi ăn uống theo khung thời gian đã xác định trong bước 1. Trước mỗi lần cho ăn có thể sử dụng âm thanh gọi tên của chó. + Bước 4: Lặp lại bước 3 trong nhiều ngày cho đến khi chúng quen với thời gian và hiệu lệnh cho ăn. + Bước 5: Đánh giá sự thành công bằng cách quan sát phản ứng thể hiện nhu cầu ăn uống của con cho thông qua hành vi mừng rỡ, tiết nước bọt, chạy đến khi nghe thấy tiếng gọi vào khung giờ đã chọn. - Kết quả: Sau khoảng 7 – 10 ngày, chó có phản ứng tiết nước bọt, chạy đến mừng rỡ khi nghe thấy tiếng gọi vào khung giờ đã chọn. |
Ăn đúng giờ sẽ giúp vật nuôi hình thành thói quen tốt, nhờ đó chúng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
|
Gà |
- Tiến trình: + Bước 1: Lựa chọn thức ăn phù hợp (thóc, ngô, cám,…). + Bước 2: Xác định khung thời gian mong muốn cho vật nuôi ăn (6h, 18h). + Bước 3: Cho vật nuôi ăn uống theo khung thời gian đã xác định trong bước 1. Trước mỗi lần cho ăn có thể sử dụng âm thanh như vỗ tay hoặc gõ kẻng. + Bước 4: Lặp lại bước 3 trong nhiều ngày cho đến khi chúng quen với thời gian và hiệu lệnh cho ăn. + Bước 5: Đánh giá sự thành công bằng cách quan sát phản ứng thể hiện nhu cầu ăn uống của con cho thông qua hành chạy đến máng cho ăn khi nghe thấy tiếng vỗ tay hoặc tiếng kẻng vào khung giờ đã chọn. - Kết quả: Sau khoảng 10 - 14 ngày, gà có phản ứng chạy đến máng cho ăn khi nghe thấy tiếng vỗ tay hoặc tiếng kẻng vào khung giờ đã chọn. |
b) So sánh thời gian hình thành thói quen ăn uống đúng giờ giữa các vật nuôi: Thời gian hình thành thói quen ăn uống đúng giờ giữa các vật nuôi là khác nhau. Ở trong thí nghiệm, chó sẽ hình thành thói quen ăn đúng giờ nhanh hơn gà.
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn
Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn
Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật
Lý thuyết KHTN 7 Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật
I. CHUẨN BỊ
1. Dụng cụ
- Chậu trồng cây cảnh/khay nhựa; đất/cát trồng cây; que tre hoặc gỗ nhỏ; chậu hoặc chai nhựa (đã sử dụng) đục lỗ nhỏ; nước; hộp carton.
- Tranh ảnh về một số hiện tượng cảm ứng ở cây xanh; video về một số tập tính ở động vật như tập tính kiếm ăn, đánh dấu lãnh thổ, chăm sóc con non, di cư, sống bầy đàn,…
2. Mẫu vật
- Hạt đỗ (đậu), hạt bầu, hạt bí hoặc cây non của các loài đó.
II. CÁCH TIẾN HÀNH
1. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây
Chuẩn bị: 2 chậu đất/cát giống nhau (nếu sử dụng đất, cần lấy đất tơi xốp, nhiều mùn để khi nhổ cây quan sát không bị đứt rễ).
- Bước 1: Gieo hạt đỗ vào 2 chậu, tưới nước đủ ẩm.
- Bước 2: Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 đến 5 lá.
- Bước 3: Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong 1 chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây.
- Bước 4: Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây.
2. Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của cây
Chuẩn bị: 2 chậu đất trồng cây giống nhau; 2 hộp carton không đáy, 1 hộp khoét lỗ phía trên, hộp còn lại khoét phía bên cạnh.
- Bước 1: Gieo hạt đỗ vào trong đất, tưới nước đủ ẩm và đợi cho đến khi hạt nảy mầm.
- Bước 2: Úp lên mỗi chậu cây một hộp carton, đặt trong môi trường ánh sáng tự nhiên.
- Bước 3: Sau khoảng từ 3 đến 5 ngày, nhấc hộp carton ra khỏi các chậu cây, quan sát hướng của thân cây.
3. Quan sát tính hướng tiếp xúc của cây
- Quan sát tranh ảnh, video về tính hướng tiếp xúc của cây mướp hoặc cây bầu, bí.
- Ghi kết quả quan sát được vào phiếu theo mẫu Bảng 35.2.
4. Quan sát một số tập tính của động vật
- Quan sát tranh ảnh, video về một số tập tính ở động vật như tập tính kiếm ăn, đánh dấu lãnh thổ, chăm sóc con non, di cư, sống bầy đàn,…
- Ghi chép kết quả quan sát được vào phiếu theo mẫu Bảng 35.3.
III. KẾT QUẢ
1. Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm và quan sát theo mẫu Bảng 35.1, 35.2, 35.3.
2. Nhận xét, kết luận về kết quả của các thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc của cây.
3. Trả lời các câu hỏi sau:
3.1. Tại sao trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, người ta lại đặt chậu nước thủng lỗ nhỏ ở một phía của chậu cây và chỉ cho nước ngấm từ từ mà không để nước ngấm nhanh ra khắp chậu?
3.2. Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, nếu thường xuyên xoay chậu theo các hướng khác nhau thì kết quả sẽ như thế nào? Giải thích.