Sách bài tập Toán 6 Bài 36 (Kết nối tri thức): Góc

1.4 K

Với giải sách bài tập Toán 6 Bài 36: Góc sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 6 Bài 36: Góc

Bài 8.41 trang 54 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Xem Hình 8.28

Kể tên các góc mà em thấy trên hình. Trong đó góc nào là góc bẹt?

Xem Hình 8.28. Kể tên các góc mà em thấy trên hình. Trong đó góc nào là góc bẹt

Lời giải:

Trong Hình 8.28 có ba tia Oa, Ox, Oy chung gốc O.

Cứ hai trong ba tia Oa, Ox, Oy sẽ tạo thành một góc.

Do đó các góc trong Hình 8.28 là: góc xOy, góc xOa và góc aOy.

Trong hình trên, Ox và Oy là hai tia đối nhau nên góc xOy là góc bẹt.

Vậy các góc trong Hình 8.28 là: góc xOy, góc xOa và góc aOy. Trong đó, góc xOy là góc bẹt.

Bài 8.42 trang 54 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Xem Hình 8.28

Hãy nêu nhận xét về quan hệ giữa các cạnh của hai góc aOx và aOy

Xem Hình 8.28. Hãy nêu nhận xét về quan hệ giữa các cạnh của hai góc aOx và aOy

Lời giải:

Ta có:

- Góc aOx được tạo bởi hai tia Oa và Ox. 

- Góc aOy được tạo bởi hai tia Oa và Oy. 

 Khi đó, Oa là là cạnh chung của hai góc aOx và aOy.

Trong hình trên, hai tia Ox và Oy cũng là hai tia đối nhau.

Vậy mối quan hệ giữa các cạnh của hai góc aOx và aOy là Oa là là cạnh chung của hai góc aOx và aOy, hai tia Ox và Oy cũng là hai tia đối nhau.

Bài 8.43 trang 54 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Xem Hình 8.28

Một điểm trong của góc aOx có thể cũng là điểm trong của góc aOy hay không? Hãy nêu một nhận xét tương tự đối với các điểm trong của góc aOy.

Xem Hình 8.28. Một điểm trong của góc aOx có thể cũng

Lời giải:

Các điểm chung của hai góc aOx và aOy chỉ là các điểm nằm trên cạnh chung Oa. 

Mà các điểm nằm trên cạnh của một góc không phải là điểm trong của góc đó.

Vậy điểm trong của góc aOx không thể là điểm trong của góc aOy.

Tương tự điểm trong của góc aOy không thể là điểm trong của góc aOx.

Bài 8.44 trang 54 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Gọi A là một điểm trong tùy ý của góc xOy không bẹt. Trên tia OA, ta lấy điểm M tùy ý khác O.

a) Vẽ hình và cho biết M có là điểm trong của góc xOy không?

b) Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong nhận xét sau:

Nếu tia OA chứa một ……. của góc xOy thì mọi điểm khác O của tia OA đều là ……. của góc xOy.

Xem Hình 8.28. Gọi A là một điểm trong tùy ý của góc xOy không bẹt

Lời giải:

a) Cách vẽ:

- Vẽ góc xOy không bẹt.

- Lấy điểm A nằm trong góc xOy.

- Trên tia OA lấy điểm M tùy ý khác điểm O (như hình vẽ).

Xem Hình 8.28. Gọi A là một điểm trong tùy ý của góc xOy không bẹt

- Lấy điểm B, C lần lượt thuộc tia Ox và Oy. Nối B với C.

Ta có hình vẽ:

Xem Hình 8.28. Gọi A là một điểm trong tùy ý của góc xOy không bẹt

Ta thấy BC cắt OM (B∈ Ox, C∈ Oy).

Do đó M là điểm trong của góc xOy.

b) Nếu tia OA chứa một điểm trong của góc xOy thì mọi điểm khác O của tia OA đều là điểm trong của góc xOy.

Bài 8.45 trang 54 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Vẽ góc xOy không bẹt và điểm M là điểm trong của góc đó. Qua M, vẽ một đường thẳng cắt hai cạnh của góc tại A và B sao cho A ∈ Ox và B ∈ Oy. Hỏi trong ba điểm A, B và M, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Lời giải:

Vẽ góc xOy không bẹt và điểm M là điểm trong của góc đó. Qua M

Điểm M nằm giữa hai điểm còn lại.

Bài 8.46 trang 54 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Trên hai cạnh của góc xOy, ta lấy hai điểm A và B không trùng với O sao cho A ∈ Ox, B ∈ Oy. Gọi M là một điểm tùy ý nằm giữa hai điểm A và B. Hỏi M có phải là một điểm trong của góc xOy hay không?

Lời giải:

Trên hai cạnh của góc xOy, ta lấy hai điểm A và B không trùng

M là điểm trong của góc xOy.

Bài 8.47 trang 54 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho góc xOy không bẹt.

Từ hai bài 8.45 và 8.46, hãy nêu nhận xét về quan hệ giữa hai khái niệm: điểm trong của một góc và điểm nằm giữa hai điểm.

Lời giải:

Góc xOy không bẹt. Khi đó:

- Nếu M là một điểm trong của góc xOy, còn A, B là hai điểm nằm trên hai cạnh của góc thỏa mãn A, M, B thẳng hàng thì M nằm giữa A và B.

Hình minh họa:

Cho góc xOy không bẹt. Từ hai bài 8.45 và 8.46

- Nếu M là điểm nằm giữa A và B với A  Ox, B  Oy (A, B khác O) thì M là một điểm trong của góc xOy.

Hình minh họa:

Cho góc xOy không bẹt. Từ hai bài 8.45 và 8.46

Đánh giá

0

0 đánh giá