Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình khai thác tổng hợp tài nguyên biển – đảo của nước ta

91

Với giải Câu hỏi trang 170 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 37: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 12 Bài 37: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

Câu hỏi trang 170 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình khai thác tổng hợp tài nguyên biển – đảo của nước ta.

Lời giải:

- Phát triển du lịch và dịch vụ biển:

+ Tập trung phát triển du lịch sinh thái; du lịch địa chất thám hiểm khoa học; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch thể thao biển,…

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch biển được đầu tư, bao gồm cơ sở hạ tầng cho trung tâm du lịch biển và trên các đảo. Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng về loại hình và nâng cao về chất lượng.

+ Du lịch biển phát triển là động lực quan trọng để phát triển các ngành kinh tế khác, đảm bảo an sinh xã hội. Một số điểm đến du lịch tiêu biểu như vịnh Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,…

- Phát triển giao thông vận tải biển:

+ Đã xây dựng hệ thống cảng biển với nhiều quy mô và trải dài từ Bắc xuống Nam, đặc biệt là các cảng biển quốc tế, các cảng biển tại các huyện đảo. Tiêu biểu như cảng Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh,…

+ Đội tàu biển được chú trọng đầu tư, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận tải nội địa và quốc tế.

+ Góp phần nâng cao vị thế ngành hàng hải nước ta, giải quyết việc làm, thúc đẩy các ngành như khai thác thủy sản, du lịch biển,… phát triển.

- Khai thác khoáng sản biển:

+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa, công nghệ khai thác ngày càng được cải tiến giúp cho việc thu hồi khí hiệu quả hơn, góp phần bảo vệ môi trường biển. Các nhà máy lọc, hóa dầu đi vào hoạt động, nâng cao lợi ích kinh tế của công nghiệp dầu khí như nhà máy Dung Quất, Nghi Sơn,… Năm 2021, khai thác khoảng 9,1 triệu tấn dầu thô trong nước và 7,5 tỉ m3 khí tự nhiên.

+ Nghề làm muối phát triển theo hướng đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng, cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm gắn với xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm muối.

+ Việc khai thác và chế biến khoáng sản đã thúc đẩy các ngành công nghiệp khác, đặc biệt chú ý vấn đề môi trường.

- Khai thác và nuôi trồng hải sản:

+ Ưu tiên phát triển nuôi trồng hải sản trên biển, kết hợp với khai thác hải sản xa bờ, hiện đại hóa đội tàu đánh bắt. Năm 2021, khai thác 3,7 triệu tấn hải sản;  sản lượng nuôi trồng đạt 372 nghìn tấn; Kiên Giang, Cà Mau là những tỉnh có sản lượng thủy sản cao nhất nước ta.

+ Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu tài nguyên sinh vật biển đi đôi với bảo tồn nguồn lợi sinh vật, đặc biệt là các loài quý hiếm và có giá trị cao.

+ Sự phát triển của ngành tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, góp phần phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biền.

Đánh giá

0

0 đánh giá