Trình bày hướng sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

82

Với giải Câu hỏi trang 151 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 34: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 12 Bài 34: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long

Câu hỏi trang 151 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài hãy:

- Trình bày hướng sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Giải thích tại sao phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Lời giải:

- Hướng sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Xây dựng hệ thống thủy lợi, bảo vệ nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt người dân.

+ Tiến hành lai tạo giống cây trồng, vật nuôi chịu phèn và chịu mặn để đảm bảo sự phát triển bền vững.

+ Cải tạo và sử dụng theo hướng bền vững diện tích đất bị ô nhiễm, thoái hóa nhằm đảm bảo sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp.

+ Hoạt động khai thác lợi ích kinh tế từ rừng theo hướng phát triển bền vững cần được đẩy mạnh với các mô hình nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp. Duy trì cân bằng hệ sinh thái, khuyến khích người dân trồng và bảo vệ rừng.

+ Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản (có tính biến đổi khí hậu) gắn với công nghiệp chế biến. Đối với vùng biển, tập trung phát triển kinh tế liên hoàn, kết hợp giữa biển với đảo, quần đảo và đất liền. Đối với đời sống, người dân cần chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long vì:

+ Vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Là nơi trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm và nuôi trồng thủy sản của cả nước.

+ Nhằm phát huy thế mạnh về tự nhiên với diện tích đất phù sa sông tương đối lớn; khí hậu cận xích đạo gió mùa, ít xảy ra bão; hệ thống sông ngòi dày đặc; diện tích nuôi trồng thủy sản lớn; hệ sinh thái đặc trưng là rừng ngập mặn và rừng tràm. Góp phần phát triển đa dạng các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế.

+ Góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; ứng phó biến đổi khí hậu; thiếu nước vào mùa khô; góp phần phát triển bền vững cho vùng.

Đánh giá

0

0 đánh giá