Với giải Câu hỏi trang 148 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 34: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí 12 Bài 34: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long
Câu hỏi trang 148 Địa Lí 12: Dựa vào hình 34.1 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nêu đặc điểm dân số của vùng.
Lời giải:
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
+ Diện tích hơn 40,9 nghìn km2, gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: TP Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Trong đó, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, nằm ở hạ lưu sông Mê Công. Có vùng biển rộng lớn với nhiều đảo, quần đảo như Phú Quốc, Thổ Chu, Nam Du,…
+ Tiếp giáp Cam-pu-chia, vùng Đông Nam Bộ => thuận lợi mở rộng phát triển kinh tế đối ngoại, khai thác các tiềm năng, liên kết với các vùng để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Đặc điểm dân số:
+ Năm 2021, số dân khoảng 17,4 triệu người (chiếm 17,7% dân số cả nước), mật độ dân số khá cao, khoảng 426 người/km2. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp, khoảng 0,55%.
+ Tỉ lệ dân thành thị thấp, khoảng 26,4%. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 53,7% dân số vùng. Có nhiều thành phần dân tộc: Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,…
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 148 Địa Lí 12: Dựa vào hình 34.1 và thông tin trong bài, hãy:...
Câu hỏi trang 151 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài hãy:...
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 34. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long .
Bài 35. Thực hành: Tìm hiểu về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long
Bài 36. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
Bài 37. Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
Bài 38. Thực hành: Tìm hiểu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam