Phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên

264

Với giải Câu hỏi trang 129 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 30: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 12 Bài 30: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

Câu hỏi trang 129 Địa Lí 12: Dựa vào hình 30.1, 30.2 và thông tin trong bài, hãy:

- Phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

- Trình bày tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

Dựa vào hình 30.1, 30.2 và thông tin trong bài, hãy: Phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển cây

Lời giải:

- Thế mạnh và hạn chế:

+ Địa hình và đất: địa hình chủ yếu các cao nguyên xếp tầng, diện tích bề mặt khác rộng lớn như Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh,… Đất badan màu mỡ, thuận lợi quy hoạch vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn.

+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa với mùa mưa – khô rõ rệt, phù hợp đặc điểm sinh thái của nhiều loại cây công nghiệp. Mùa khô kéo dài thích hợp cho phơi sấy, bảo quản nông sản. Khí hậu phân hóa theo độ cao địa hình tạo cơ cấu cây trồng đa dạng.

+ Nguồn nước: hệ thống sông Sê San, Srêpôk, Đồng Nai,…; các hồ tự nhiên như hồ Lắk, Biển Hồ,… cùng các hồ thủy điện và nguồn nước ngầm khá phong phú, đem lại nguồn nước tưới dồi dào.

+ Dân cư, lao động: địa bàn cư trú của nhiều dân tộc; người dân giàu kinh nghiệm sản xuất. Năm 2021, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm hơn 50% số dân của vùng. Trình độ người lao động ngày càng được nâng cao, thuận lợi áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.

+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: mạng lưới cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp ngày càng hoàn thiện. Đang đầy tư ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất như: công nghệ tưới tiết kiệm nước, công nghệ cải tiến giống,…

+ Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn, ngày càng mở rộng. Nhiều sản phẩm cây công nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản, EU,…

+ Hạn chế: mùa khô kéo dài gây thiếu nước tưới cho cây trồng; những nơi địa hình dốc dễ bị rửa trôi, xói mòn. Thị trường có nhiều biến động, Cơ sở vật chất – kĩ thuật cong hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

- Tình hình phát triển và phân bố:

+ Là một trong những vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn của nước ta.

+ Cơ cấu đa dạng, bao gồm cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, hồ tiêu, cao su, điều,…), cây công nghiệp cận nhiệt (chè).

+ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ trong phát triển cây công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao.

• Cà phê: vùng trồng cà phê lớn nhất nước ta, cà phê Robusta trồng nhiều trên cao nguyên thấp ở Đắk Lắk, Đắk Nông,…; cà phê Arabica được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn như Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.

• Cao su: diện tích lớn thứ 2 cả nước, trồng chủ yếu khu vực địa hình thấp, khuất gió Gia Lai, Kon Tum.

• Hồ tiêu: cây trồng có giá trị kinh tế cao, sản xuất luôn dẫn đầu cả nước, trồng nhiều trên các cao nguyên ở Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai.

• Điều: trồng nhiều ở vùng địa hình thấp của nhiều tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng.

• Chè: trồng nhiều trên các cao nguyên cao ở Lâm Đồng và Gia Lai,…

Đánh giá

0

0 đánh giá