Dựa vào nội dung mục 1, hãy chứng minh các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên cho phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

71

Với giải Câu hỏi trang 147 Địa lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 30: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 12 Bài 30: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long

Câu hỏi trang 147 Địa Lí 12: Dựa vào nội dung mục 1, hãy chứng minh các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên cho phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Lời giải:

- Thế mạnh:

+ Địa hình và đất: là đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước ta, địa hình thấp, bằng phẳng, thuận lợi canh tác nông nghiệp và các hoạt động kinh tế. Có 3 loại đất chính: đất phù sa sông (hơn 1 triệu ha dọc sông Tiền, sông Hậu) là loại đất tốt, màu mỡ, thích hợp trồng lúa và các cây trồng khác. Đất phèn (hươn 1,6 triệu ha ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau) có thể cải tạo trồng lúa, cây ăn quả,… Đất mặn (gần 1 triệu ha) khu vực ven biển, phù hợp phát triển rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản. Các loại đất khác ở khu vực biên giới Cam-pu-chia và trên các đảo có thể trồng cây ăn quả, cây công nghiệp nhiệt đới.

+ Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ trung bình trên 25°C, biên độ nhiệt năm nhỏ, số giờ nắng cao; lượng mưa TB năm khoảng 1500 – 2000mm. Thuận lợi sản xuất nông nghiệp nhiệt đới, phát triển điện gió, điện mặt trời.

+ Nguồn nước: mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, hệ thống sông Cửu Long với 2 nhánh lớn là sông Tiền và sông Hậu. Vai trò quan trọng về thủy lợi, giao thông đường sông và phát triển du lịch. Có nhiều bãi triều rộng, diện tích mặt nước lớn trong nội địa, tạo điều kiện nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt.

+ Rừng: rừng tràm ở An Giang, Cà Mau, Kiên Giang, rừng ngập mặn ven biển các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang. Ý nghĩa lớn đối với môi trường, bảo tồn nguồn gen, là cơ sở để phát triển du lịch sinh thái.

+ Khoáng sản: dầu mỏ và khí tự nhiên ở vùng thềm lục địa; đá vôi ở Kiên Giang, đá xây dựng ở An Giang; sét, cao lanh,… Than bùn ở các khu vực đầm lầy, dưới rừng ngập nước (Kiên Giang, Cà Mau).

+ Biển: vùng biển rộng, nhiều đảo, nhiều thế mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển. Sinh vật biển phong phú, nguồn lợi hải sản giàu có, ngư trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang, trữ lượng hải sản đứng đầu cả nước. Các đảo tiềm năng phát triển du lịch biển, nổi bật là Phú Quốc.

- Hạn chế:

+ Khí hậu có một mùa khô sâu sắc gây tình trạng thiếu nước ngọt cho các hoạt động kinh tế, sinh hoạt, tăng nguy cơ cháy rừng, làm tăng diện tích đất phèn, đất mặn,…

+ Là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng làm mở rộng diện tích đất bị ngập nước ven biển.

+ Nằm ở hạ lưu sông Mê Công, nguồn nước sông phụ thuộc vào việc sử dụng nước của các quốc gia đầu nguồn, gây khó khăn trong quản lí, sử dụng tổng hợp nguồn nước sông.

Đánh giá

0

0 đánh giá