Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
Lời giải:
- Khai thác tổng hợp tài nguyên biển – đảo: phát triển du lịch biển, đảo; giao thông vận tải biển; khai thác khoáng sản; khai tác tài nguyên sinh vật biển, đảo.
- Ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh: vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh; tài nguyên, môi trường biển đảo là nền tảng, nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế; khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo gắn liền đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
I. Khái quát về biển đông và các đảo, quần đảo
Lời giải:
- Biển Đông:
+ Nằm ở phía tây Thái Bình Dương, trải dài từ 3°N - 26°B, 100°Đ – 121°Đ. Diện tích là 3,44 triệu km2, lớn thứ 2 ở Thái Bình Dương và thứ 3 thế giới; có 2 vịnh biển lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. Các nước chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây,Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
+ Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Độ muối trung bình khoảng 32-33‰, có sự biến động theo mùa và theo khu vực. Có các dòng biển gió mùa, thay đổi hướng chảy, tính chất theo mùa.
+ Giàu tài nguyên khoáng sản, sinh vật, du lịch,…
- Vùng biển Việt Nam:
+ Diện tích rộng trên 1 triệu km2, (gấp 3 lần diện tích đất liền). Bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vùng biển có hàng nghìn đảo và quần đảo, có 2 quần đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa). Năm 2022, có 1 thành phố đảo trực thuộc tỉnh là Phú Quốc (Kiên Giang) và 11 huyện đảo là Cô Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ, Cát Hải (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hoàng Sa (Đà Nẵng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Kiên Hải (Kiên Giang).
+ Đường bờ biển dài khoảng 3260 km từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, có 28 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển.
II. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển, đảo Việt Nam
Lời giải:
- Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng:
+ Vùng biển có khoảng 2000 loài cá, trên 110 loài giá trị kinh tế cao; nhiều loài động vật giáp xác, thân mềm, nhiều loại giá trị dinh dưỡng cao như: tôm, cua, mực,… Trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn, thuận lợi phát triển đánh bát thủy sản. Vùng ven bờ có nhiều loại rong biển được khai thác, sử dụng trong công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm.
+ Trên các đảo và khu vực ven biển có nhiều vườn quốc gia: Bái Tử Long, Cát Bà, Xuân Thủy, Mũi Cà Mau, Phú Quốc, Côn Đảo,… nhiều khu dự trữ sinh quyển như Châu thổ sông Hồng, Cù Lao Chàm, Kiên Giang,… Đây là những khu vực có tài nguyên sinh vật phong phú, có ý nghĩa về bảo tồn gen và là cơ sở phát triển du lịch sinh thái. Nhiều khu vực đầm lầy, cửa sông, bãi triều ven biển tạo thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ.
- Tài nguyên khoáng sản:
+ Thềm lục địa có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên tương đối lớn, tổng trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi, tập trung ở các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu, Tư Chính – Vũng Mây và nhóm bể Trường Sa – Hoàng Sa.
+ Dọc ven biển, vùng sườn bờ và đáy biển điều tra được hơn 30 loại khoáng sản. Ti-tan, cát thủy tinh, muối biển là những loại khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn đang được khai thác. Tiềm năng về băng cháy phân bố ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực bể trầm tích Phú Khánh,…
+ Năng lượng gió biển được đánh giá đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Vùng biển có khả năng khai thác năng lượng gió biển tốt nhất là từ Bình Định đến Cà Mau.
- Tài nguyên du lịch:
+ Việt Nam có đường bờ biển kéo dài, cảnh quan bờ biển đa dạng, nhiều bãi tắm đẹp dọc khu vực biển, đảo từ Bắc vào Nam như Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Phú Quốc,…
+ Vùng biển có hàng nghìn đảo, nhiều đảo phong cảnh đẹp như Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc. Đặc biệt là Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà đã được UNESCO vinh danh là di sản thiên nhiên của thế giới.
+ Hệ sinh thái biển phong phú, đặc sắc như các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, đầm phá,…tạo thuận lợi đa dạng hóa các sản phẩm du lịch biển.
+ Địa hình bờ biển có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi xây dựng cảng biển nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển và xuất, nhập khẩu hàng hóa,…
III. Vấn đề khai thác tổng hợp tài nguyên biển, đảo
Lời giải:
- Phát triển du lịch biển, đảo:
+ Du lịch biển phát triển nhanh, số lượng khách và doanh thu tăng. Nhiều loại hình mang lại hiệu quả cao như nghỉ dưỡng biển, thể thao biển,… Hình thành các trung tâm du lịch biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,… Nhiều điểm du lịch biển nổi tiếng: Cát Bà, Sầm Sơn, Quy Nhơn, Mũi Né, Côn Đảo,…
+ Phát triển du lịch biển, đảo thúc đẩy các ngành giao thông vận tải biển, nuôi trồng thủy sản, hình thành các mô hình nuôi trồng thủy sản gắn với du lịch, nâng cao đời sống của người dân, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa vùng biển. Trong phát triển du lịch biển, đảo cần chú ý đến bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển, đảo.
- Giao thông vận tải biển:
+ Hệ thống cảng biển ngày càng phát triển và hiện đại, năm 2021 nước ta có 34 cảng biển, có 2 cảng đặc biệt, 11 cảng loại I, 7 cảng loại II và 14 cảng loại III.
+ Các tuyến giao thông được mở rộng cả nội địa và quốc tế, dịch vụ hàng hải ngày càng phát triển, đội tàu buôn quốc gia được tăng cường, góp phần quan trọng trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất, nhập khẩu.
+ Khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa bằng đường biển có xu hướng tăng.
+ Phát triển giao thông vận tải biển thúc đẩy sự phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch biển, khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trên thế giới. Góp phần bảo vệ quốc phòng an ninh trên biển. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa cần chú ý vấn đề bảo vệ môi trường, hạn chế các sự cố tràn dầu xảy ra.
- Khai thác khoáng sản:
+ Quan trọng nhất là dầu mỏ và khí tự nhiên. Mỏ dầu khai thác đầu tiên vào năm 1986, đến 2022 nước ta đã khai thác 25 mỏ dầu, khí. Tuy nhiên, sản lượng khai thác không ổn định.
+ Dọc ven biển, cát thủy tinh và ti-tan đang được khai thác, nhiều nhất ở Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu,… Làm muối là nghề truyền thống của người dân một số vùng ven biển. Tổng sản lượng muối biển mỗi năm khoảng 1 triệu tấn. Tập trung ở Cà Ná, Phương Cựu, Diêm Điền, Sa Huỳnh,…
+ Khai thác tài nguyên khoáng sản biển mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước, thúc đẩy ngành công nghiệp hóa dầu,… tạo nguồn hàng xuất khẩu. Tuy nhiên cần bảo vệ môi trường biển, tránh gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác.
- Khai thác tài nguyên sinh vật biển, đảo:
+ Khai thác hải sản được đầu tư tốt hơn về phương tiện, công nghệ, tăng cường khai thác xa bờ, truy xuất được nguồn gốc. Sản lượng khai thác hải sản tăng nhanh. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có sản lượng khai thác hải sản lớn nhất, chiếm hơn 45% sản lượng cả nước 2021.
+ Nuôi trồng hải sản được đẩu tư phát triển mở rộng diện tích và đối tượng nuôi trồng. Các mô hình nuôi trồng công nghiệp, công nghệ cao ngày càng phổ biến rộng rãi. Nuôi trồng theo hướng bền vững được chú trọng, vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ tài nguyên môi trường.
+ Khai thác và nuôi trồng hải sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, tạo mặt hàng xuất khẩu quan trong, thúc đẩy du lịch biển. Cần chú ý bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật, bảo vệ môi trường.
IV. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển, đảo
Lời giải:
Cần phải bảo vệ môi trường biển, đảo ở nước ta vì:
- Môi trường biển đảo là bộ phận trong môi trường sống, các hoạt động kinh tế biển mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường biển là bảo vệ không gian, các nguồn lợi để phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
- Môi trường biển là một thể thống nhất, nếu một vùng biển bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến vùng bờ biển, vùng nước và các đảo xung quanh, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên biển, cuộc sống cư dân ven biển và trên các đảo.
- Các đảo trên biển có diện tích nhỏ, biệt lập, có đặc điểm tự nhiên riêng, dễ bị tác động bởi các hoạt động của con người. Bảo vệ rừng và môi trường trên đảo là giữ được mực nước ngầm và hệ sinh thái, đảm bảo cuộc sống cư dân trên đảo đồng thời bảo vệ quốc phòng an ninh cho đất nước.
- Việc khai thác các nguồn lợi trên biển và ven biển đã và đang có những tác động xấu đến môi trường biển, khiến cho môi trường biển đảo một số nơi bị ô nhiễm, suy thoái. Cần phải bảo vệ kịp thời để ngăn chặn những tác động xấu đến môi trường biển và cuộc sống cư dân ven biển.
V. Ý nghĩa chiến lược của biển đông trong phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh
Câu hỏi trang 171 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục V, hãy:
- Phân tích ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng an ninh.
- Nêu hướng chung trong việc giải quyết tranh chấp vùng biển, đảo ở Biển Đông.
Lời giải:
- Ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng an ninh:
+ Biển Đông và các đảo, quần đảo của Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh. Mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của biển, đảo. Bởi thế nên cần phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
+ Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là nền tảng, nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế nên phải được khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng,…
+ Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo vừa là quyền lợi, trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động trên biển vừa phải gắn liền với đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển.
- Hướng chung trong việc giải quyết tranh chấp vùng biển, đảo ở Biển Đông:
+ Tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
+ Chủ động, tích cực tham gia diễn đàn quốc tế và khu vực, phối hợp với các nước thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy kí Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
+ Đẩy mạnh phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trên biển, bảo vệ môi trường biển, qua đó đảm bảo an ninh quốc phòng.
+ Giải quyết các tranh chấp trên cơ sở hòa bình, hữu nghị, tôn trọng chủ quyền biển, đảo của các quốc gia, xây dựng một khu vực Đông Nam Á ổn định, hòa bình.
Lời giải:
Hoạt động |
Tiềm năng |
Khai thác sinh vật |
- Vùng biển có khoảng 2000 loài cá, trên 110 loài giá trị kinh tế cao; nhiều loài động vật giáp xác, thân mềm, nhiều loại giá trị dinh dưỡng cao như: tôm, cua, mực,… Trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn, vùng ven bờ có nhiều loại rong biển. - Trên các đảo và khu vực ven biển có nhiều vườn quốc gia, nhiều khu dự trữ sinh quyển. Nhiều khu vực đầm lầy, cửa sông, bãi triều ven biển. |
Khai thác khoáng sản |
- Thềm lục địa có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên tương đối lớn, tổng trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi. - Dọc ven biển, vùng sườn bờ và đáy biển điều tra được hơn 30 loại khoáng sản. Ti-tan, cát thủy tinh, muối biển sản trữ lượng tương đối lớn. Băng cháy ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực bể trầm tích Phú Khánh,… - Năng lượng gió biển đứng đầu khu vực Đông Nam Á. |
Khai thác du lịch biển |
- Đường bờ biển kéo dài, cảnh quan bờ biển đa dạng, nhiều bãi tắm đẹp dọc khu vực biển, đảo từ Bắc vào Nam - Vùng biển có hàng nghìn đảo, nhiều đảo phong cảnh đẹp. Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới. - Hệ sinh thái biển phong phú, đặc sắc: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, đầm phá,… |
Giao thông vận tải biển |
Địa hình bờ biển có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi xây dựng cảng biển nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển và xuất, nhập khẩu hàng hóa,… |
Lời giải:
Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22-10-2018, của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII, “Về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” khẳng định vị trí, tầm quan trọng trong phát triển kinh tế biển, đồng thời xác định nhiệm vụ đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.
Chiến lược đề ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, có sự phát triển bền vững, thịnh vượng, bảo đảm an ninh, an toàn nền kinh tế biển; trong đó, xác định đến năm 2030, các ngành kinh tế thuần biển có đóng góp vào GDP cả nước đạt khoảng 10%; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả nước; các ngành kinh tế biển phát triển bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường kiểm soát khai thác tài nguyên biển gắn với bảo đảm khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển,...
Kết quả đạt được:
- Sau khoảng 4 năm thực hiện chiến lược, hệ thống nuôi trồng và khai thác hải sản, năng lượng tái tạo, các ngành kinh tế biển mới có bước phát triển.
- Phát triển kinh tế biển dựa trên những chỉ tiêu về quản trị biển và đại dương, quản lý vùng bờ theo tiêu chuẩn quốc tế được coi trọng.
- Tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ và hợp tác quốc tế trong phát triển.
- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển
Một số khó khăn, hạn chế:
- Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa bắt kịp, đón đầu những yêu cầu trong bối cảnh mới.
- Nguồn kinh phí thực hiện các chương trình, dự án chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
- Công tác quản lý nhà nước ở vùng biển gặp nhiều khó khăn, hiệu lực, hiệu quả chưa cao.
Một số giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển:
- Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận trong toàn xã hội về phát triển kinh tế biển bền vững.
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; các bộ, ngành có liên quan chủ trì, phối hợp với địa phương thực hiện kiểm tra, đánh giá tổng thể và đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về xây dựng kinh tế biển, đảo.
- Bảo đảm nguồn lực thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW, xác định lại các chiến lược sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đồng thời thu hút các nguồn vốn khác trong nước và quốc tế.
- Tăng cường vai trò điều phối trong tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 36-NQ/TW trên quy mô toàn quốc.
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 30. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long
Bài 31. Thực hành: Viết báo cáo về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long
Bài 32. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
Bài 33. Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
Bài 34. Thực hành: Viết báo cáo tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam
Bài 35. Thực hành: Tìm hiểu địa lí địa phương
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 33. Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
I. KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO
1. Biển Đông
- Nằm ở phía tây Thái Bình Dương, trải dài từ 3°N - 26°B, 100°Đ – 121°Đ. Diện tích là 3,44 triệu km2, lớn thứ 2 ở Thái Bình Dương và thứ 3 thế giới; có 2 vịnh biển lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. Các nước chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây,Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
- Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Độ muối trung bình khoảng 32-33‰, có sự biến động theo mùa và theo khu vực. Có các dòng biển gió mùa, thay đổi hướng chảy, tính chất theo mùa.
- Giàu tài nguyên khoáng sản, sinh vật, du lịch,…
2. Vùng biển, các đảo, quần đảo của Việt Nam:
- Diện tích rộng trên 1 triệu km2, (gấp 3 lần diện tích đất liền). Bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vùng biển có hàng nghìn đảo và quần đảo, có 2 quần đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa). Năm 2022, có 1 thành phố đảo trực thuộc tỉnh là Phú Quốc (Kiên Giang) và 11 huyện đảo là Cô Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ, Cát Hải (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hoàng Sa (Đà Nẵng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Kiên Hải (Kiên Giang).
- Đường bờ biển dài khoảng 3260 km từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, có 28 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển.
II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÙNG BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
1. Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng:
- Vùng biển có khoảng 2000 loài cá, trên 110 loài giá trị kinh tế cao; nhiều loài động vật giáp xác, thân mềm, nhiều loại giá trị dinh dưỡng cao như: tôm, cua, mực,… Trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn, thuận lợi phát triển đánh bát thủy sản. Vùng ven bờ có nhiều loại rong biển được khai thác, sử dụng trong công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Trên các đảo và khu vực ven biển có nhiều vườn quốc gia: Bái Tử Long, Cát Bà, Xuân Thủy, Mũi Cà Mau, Phú Quốc, Côn Đảo,… nhiều khu dự trữ sinh quyển như Châu thổ sông Hồng, Cù Lao Chàm, Kiên Giang,… Đây là những khu vực có tài nguyên sinh vật phong phú, có ý nghĩa về bảo tồn gen và là cơ sở phát triển du lịch sinh thái. Nhiều khu vực đầm lầy, cửa sông, bãi triều ven biển tạo thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ.
2. Tài nguyên khoáng sản:
- Thềm lục địa có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên tương đối lớn, tổng trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi, tập trung ở các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu, Tư Chính – Vũng Mây và nhóm bể Trường Sa – Hoàng Sa.
- Dọc ven biển, vùng sườn bờ và đáy biển điều tra được hơn 30 loại khoáng sản. Ti-tan, cát thủy tinh, muối biển là những loại khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn đang được khai thác. Tiềm năng về băng cháy phân bố ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực bể trầm tích Phú Khánh,…
- Năng lượng gió biển được đánh giá đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Vùng biển có khả năng khai thác năng lượng gió biển tốt nhất là từ Bình Định đến Cà Mau.
3. Tài nguyên du lịch
- Việt Nam có đường bờ biển kéo dài, cảnh quan bờ biển đa dạng, nhiều bãi tắm đẹp dọc khu vực biển, đảo từ Bắc vào Nam như Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Phú Quốc,…
- Vùng biển có hàng nghìn đảo, nhiều đảo phong cảnh đẹp như Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc. Đặc biệt là Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà đã được UNESCO vinh danh là di sản thiên nhiên của thế giới.
- Hệ sinh thái biển phong phú, đặc sắc như các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, đầm phá,…tạo thuận lợi đa dạng hóa các sản phẩm du lịch biển.
- Địa hình bờ biển có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi xây dựng cảng biển nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển và xuất, nhập khẩu hàng hóa,…
III. VẤN ĐỀ KHAI THÁC TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN BIỂN, ĐẢO
1. Phát triển du lịch biển, đảo
- Du lịch biển phát triển nhanh, số lượng khách và doanh thu tăng. Nhiều loại hình mang lại hiệu quả cao như nghỉ dưỡng biển, thể thao biển,… Hình thành các trung tâm du lịch biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,… Nhiều điểm du lịch biển nổi tiếng: Cát Bà, Sầm Sơn, Quy Nhơn, Mũi Né, Côn Đảo,…
- Phát triển du lịch biển, đảo thúc đẩy các ngành giao thông vận tải biển, nuôi trồng thủy sản, hình thành các mô hình nuôi trồng thủy sản gắn với du lịch, nâng cao đời sống của người dân, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa vùng biển. Trong phát triển du lịch biển, đảo cần chú ý đến bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển, đảo.
2. Giao thông vận tải biển
- Hệ thống cảng biển ngày càng phát triển và hiện đại, năm 2021 nước ta có 34 cảng biển, có 2 cảng đặc biệt, 11 cảng loại I, 7 cảng loại II và 14 cảng loại III.
- Các tuyến giao thông được mở rộng cả nội địa và quốc tế, dịch vụ hàng hải ngày càng phát triển, đội tàu buôn quốc gia được tăng cường, góp phần quan trọng trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất, nhập khẩu.
- Khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa bằng đường biển có xu hướng tăng.
- Phát triển giao thông vận tải biển thúc đẩy sự phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch biển, khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trên thế giới. Góp phần bảo vệ quốc phòng an ninh trên biển. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa cần chú ý vấn đề bảo vệ môi trường, hạn chế các sự cố tràn dầu xảy ra.
3. Khai thác khoáng sản
- Quan trọng nhất là dầu mỏ và khí tự nhiên. Mỏ dầu khai thác đầu tiên vào năm 1986, đến 2022 nước ta đã khai thác 25 mỏ dầu, khí. Tuy nhiên, sản lượng khai thác không ổn định.
- Dọc ven biển, cát thủy tinh và ti-tan đang được khai thác, nhiều nhất ở Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu,… Làm muối là nghề truyền thống của người dân một số vùng ven biển. Tổng sản lượng muối biển mỗi năm khoảng 1 triệu tấn. Tập trung ở Cà Ná, Phương Cựu, Diêm Điền, Sa Huỳnh,…
- Khai thác tài nguyên khoáng sản biển mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước, thúc đẩy ngành công nghiệp hóa dầu,… tạo nguồn hàng xuất khẩu. Tuy nhiên cần bảo vệ môi trường biển, tránh gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác.
4. Khai thác tài nguyên sinh vật biển, đảo
- Khai thác hải sản được đầu tư tốt hơn về phương tiện, công nghệ, tăng cường khai thác xa bờ, truy xuất được nguồn gốc. Sản lượng khai thác hải sản tăng nhanh. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có sản lượng khai thác hải sản lớn nhất, chiếm hơn 45% sản lượng cả nước 2021.
- Nuôi trồng hải sản được đẩu tư phát triển mở rộng diện tích và đối tượng nuôi trồng. Các mô hình nuôi trồng công nghiệp, công nghệ cao ngày càng phổ biến rộng rãi. Nuôi trồng theo hướng bền vững được chú trọng, vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Khai thác và nuôi trồng hải sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, tạo mặt hàng xuất khẩu quan trong, thúc đẩy du lịch biển. Cần chú ý bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật, bảo vệ môi trường.
IV. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO
- Môi trường biển đảo là bộ phận trong môi trường sống, các hoạt động kinh tế biển mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường biển là bảo vệ không gian, các nguồn lợi để phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
- Môi trường biển là một thể thống nhất, nếu một vùng biển bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến vùng bờ biển, vùng nước và các đảo xung quanh, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên biển, cuộc sống cư dân ven biển và trên các đảo.
- Các đảo trên biển có diện tích nhỏ, biệt lập, có đặc điểm tự nhiên riêng, dễ bị tác động bởi các hoạt động của con người. Bảo vệ rừng và môi trường trên đảo là giữ được mực nước ngầm và hệ sinh thái, đảm bảo cuộc sống cư dân trên đảo đồng thời bảo vệ quốc phòng an ninh cho đất nước.
- Việc khai thác các nguồn lợi trên biển và ven biển đã và đang có những tác động xấu đến môi trường biển, khiến cho môi trường biển đảo một số nơi bị ô nhiễm, suy thoái. Cần phải bảo vệ kịp thời để ngăn chặn những tác động xấu đến môi trường biển và cuộc sống cư dân ven biển.
V. Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG AN NINH
1. Ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng an ninh
- Biển Đông và các đảo, quần đảo của Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh. Mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của biển, đảo. Bởi thế nên cần phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
- Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là nền tảng, nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế nên phải được khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng,…
- Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo vừa là quyền lợi, trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động trên biển vừa phải gắn liền với đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển.
2. Hướng chung trong việc giải quyết tranh chấp vùng biển, đảo ở Biển Đông
- Tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
- Chủ động, tích cực tham gia diễn đàn quốc tế và khu vực, phối hợp với các nước thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy kí Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
- Đẩy mạnh phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trên biển, bảo vệ môi trường biển, qua đó đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Giải quyết các tranh chấp trên cơ sở hòa bình, hữu nghị, tôn trọng chủ quyền biển, đảo của các quốc gia, xây dựng một khu vực Đông Nam Á ổn định, hòa bình.