Với nhiều thế mạnh nổi trội, Đông Nam Bộ trở thành một trong những vùng phát triển kinh tế hàng đầu và có vị trí, vai trò quan trọng đối với cả nước

219

Với giải Mở đầu trang 135 Địa lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 29: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 12 Bài 29: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ

Mở đầu trang 135 Địa Lí 12: Với nhiều thế mạnh nổi trội, Đông Nam Bộ trở thành một trong những vùng phát triển kinh tế hàng đầu và có vị trí, vai trò quan trọng đối với cả nước. Vậy những thế mạnh đó là gì? Các ngành kinh tế trong vùng phát triển ra sao? Việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ cần lưu ý đến vấn đề bảo vệ môi trường như thế nào?

Lời giải:

- Thế mạnh:

+ Về điều kiện tự nhiên: địa hình tương đối bằng phẳng, đất bdan và đất xám phù sa cổ, đất phù sa ở hạ lưu sông; khí hậu cận xích đạo nền nhiệt cao, ít thay đổi, 2 mùa mưa – khô rõ rệt; hệ thống sông có giá trị thủy lợi, các hồ thủy lợi lớn; diện tích rừng có giá trị, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển; khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên, bô-xít, sét, cao lanh, đá xây dựng,…; vùng biển giàu tiềm năng, dầu khí, hải sản, bãi tắm,…

+ Về kinh tế - xã hội: dân đông, lao động dồi dào nhiều kinh nghiệm; cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật đồng bộ, hiện đại; chính sách, đầu tư và khoa học – công nghệ; có TP Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt.

- Sự phát triển các ngành kinh tế:

+ Công nghiệp: chiếm tỉ trọng cao, chuyển dịch theo hướng hiện đại, cơ cấu ngành đa dạng: khai thác và chế biến dầu khí; sản xuất điện; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; dệt, sản xuất trang phục; sản xuất hóa chất; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy,…

+ Dịch vụ: phát triển nhanh, tăng về quy mô và chiếm tỉ trọng cao, đa dạng lĩnh vực dịch vụ: giao thông vận tải, thương mại, du lịch, bưu chính viễn thông.

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước; lâm nghiệp có ý nghĩa kinh tế và môi trường; sản lượng thủy sản chiếm gần 6% cả nước.

- Lưu ý vấn đề bảo vệ môi trường: ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, biển.

Đánh giá

0

0 đánh giá