Phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển thủy điện ở vùng Tây Nguyên

105

Với giải Câu hỏi trang 132 Địa lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 28: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 12 Bài 28: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

Câu hỏi trang 132 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 3 và hình 28.1, 28.2, hãy:

- Phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển thủy điện ở vùng Tây Nguyên.

- Trình bày hiện trạng phát triển thủy điện của vùng.

Dựa vào thông tin mục 3 và hình 28.1, 28.2, hãy: Phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển thủy điện

Lời giải:

- Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển thủy điện:

+ Có trữ năng thủy điện lớn thứ 2 cả nước, tập trung ở một số hệ thống sông Sê San, Srêpôk, Đồng Nai,…

+ Nhu cầu sử dụng điện để phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao, những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến đã được ứng dụng trong xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện.

+ Mùa khô kéo dài, nguồn nước trong các hồ thủy điện hạ thấp, ảnh hưởng công suất phát điện của các nhà máy.

- Hiện trạng phát triển thủy điện:

+ Phát triển thủy điện lớn thứ 2 cả nước. Sản lượng thủy điện năm 2021 chiếm khoảng 20% tổng sản lượng cả nước. Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện. Trên lưu vực sông Sê San đã có các nhà máy lớn: Ialy (720 MW), Sê San 3 (260 MW), Sê San 3A (108 MW), Sê San 4 (360 MW),… Trên lưu vực sông Srêpôk có các nhà máy: Buôn Kuốp (280 MW), Srêpôk 3 (220 MW), Srêpôk 4 (80 MW), Buôn Tua Srah (86 MW),… Trên sông Đồng Nai có các nhà máy: Đồng Nai 3 (180 MW), Đồng Nai 4 (340 MW),…

+ Việc xây dựng các nhà máy thủy điện cung cấp nguồn điện thúc đẩy kinh tế phát triển; điều tiết nước, giữ mực nước ngầm, ngăn lũ lụt; phát triển giao thông, nuôi trồng thủy sản và du lịch.

Đánh giá

0

0 đánh giá