Dựa vào thông tin mục 2 và hình 28.1, 28.2, hãy: Nêu thế mạnh để phát triển lâm nghiệp ở vùng Tây Nguyên

75

Với giải Câu hỏi trang 131 Địa lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 28: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 12 Bài 28: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

Câu hỏi trang 131 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 2 và hình 28.1, 28.2, hãy:

- Nêu thế mạnh để phát triển lâm nghiệp ở vùng Tây Nguyên.

- Trình bày hiện trạng phát triển lâm nghiệp ở vùng.

Dựa vào thông tin mục 2 và hình 28.1, 28.2 hãy: Nêu thế mạnh để phát triển lâm nghiệp ở vùng Tây Nguyên

Lời giải:

- Thế mạnh:

+ Có diện tích rừng khá lớn, năm 2021, diện tích hơn 2,5 triệu ha, chiếm 17,5% diện tích rừng cả nước. Rừng có tính đa dạng sinh học cao, giàu trữ lượng, nhiều loại dược liệu quý,… Có nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới như: Yok Đôn, Kon Hà Nừng, Tà Đùng,…

+ Khí hậu có tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, thuận lợi trồng rừng, khoanh nuôi rừng tự nhiên.

+ Chính sách giao đất giao rừng, phát triển kinh tế,…góp phần giữ vững diện tích rừng tự nhiên, thúc đẩy công tác trồng rừng,…

- Hiện trạng phát triển:

+ Năm 2021, sản lượng gỗ khai thác là 753 nghìn m3, riêng tỉnh Đắk Lắk chiếm 50,3% sản lượng toàn vùng. Một số loại lâm sản ngoài rỗ như: măng, dược liệu, được khai thác tạo sinh kế cho người dân.

+ Chú trọng trồng rừng. Gia Lai có diện tích rừng trồng mới hàng năm lớn nhất vùng.

+ Công tác quản lí, bảo vệ rừng được tăng cường; bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Các khu dự trữ sinh quyển của thế giới như Kon Hà Nừng, Lang Biang, và các vườn quốc gia: Chư Mom Ray, Yok Đôn, Chư Yang Sin,… được bảo vệ để bảo tồn nguồn gen và các hệ sinh thái của vùng.

Đánh giá

0

0 đánh giá