Với giải Vận dụng trang 102 Địa lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 23: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí 12 Bài 23: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Vận dụng trang 102 Địa Lí 12: Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về một sản phẩm thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Lời giải:
Hà Giang: Nuôi ngựa bạch cho thu nhập cao
Ngựa bạch là loài vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Ngoài dùng xương để nấu cao, thịt ngựa bạch còn là thực phẩm có giá trị dược liệu trong phòng trị một số bệnh và có tác dụng bồi bổ sức khỏe nên giá bán thịt ngựa bạch thường khá cao, trung bình từ 420.000 – 450.000 đồng/kg. Tuy nhiên hiện nay loài ngựa này ngày càng khan hiếm nên các thương lái phải đặt trước cả năm trời mới có hàng để mua. Phát triển chăn nuôi ngựa bạch, tạo nguồn hàng hóa đặc sản có giá trị kinh tế cao, có khả năng phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương và có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn, phát triển đàn ngựa trên địa bàn. Chăn nuôi ngựa bạch mang lại giá trị kinh tế rất cao, mỗi con ngựa bạch đến thời kỳ xuất bán để nấu cao (7 – 10 tuổi) giá trung bình từ 50 – 60 triệu đồng. Như vậy, hiệu quả về kinh tế - xã hội từ chăn nuôi ngựa bạch nhìn thấy rõ và có thể tin tưởng vào sự đổi thay mạnh mẽ trong đời sống người dân Hà Giang thông qua việc đẩy mạnh chăn nuôi loại gia súc mới này.
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 99 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 23.1, 23.2, hãy:...
Câu hỏi trang 99 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 2 và hình 23.1, 23.2, hãy:...
Câu hỏi trang 101 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 3 và hình 23.2, 23.3, hãy:...
Câu hỏi trang 102 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 4 và hình 23.1, 23.2, hãy:...
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 22. Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển một số ngành dịch vụ
Bài 23. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bài 24. Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng
Bài 25. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ
Bài 26. Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ