Giải SGK Địa Lí 12 Bài 22 (Kết nối tri thức): Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển một số ngành dịch vụ

1.2 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 22: Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển một số ngành dịch vụ sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 22: Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển một số ngành dịch vụ

1. Nội dung

Tìm hiểu thực tế, viết báo cáo về sự phát triển một hoạt động dịch vụ độc đáo tại địa phương em. Có thể lựa chọn một trong hai nội dung sau:

- Hoạt động thương mại ở địa phương (chợ truyền thống hoặc trung tâm thương mại,…).

- Sản phẩm du lịch đặc sắc ở địa phương.

2. Nguồn tư liệu

- Sách giáo khoa Địa lí 12

- Điều tra, khảo sát, tìm hiểu thực tế địa phương

- Tài liệu giáo dục địa phương, trang web của các sở, ngành địa phương

- Thông tin thu thập từ sách, báo, internet,…

3. Gợi ý

- Giới thiệu chung: tên, vị trí/phạm vi, ý nghĩa của sản phẩm dịch vụ

- Điều kiện, tiềm năng phát triển

- Tình hình phát triển

- Hướng phát triển

Trả lời:

Chợ Ninh Hiệp Hà Nội

Chợ Ninh Hiệp hay còn gọi là chợ Nành Ninh Hiệp thuộc Làng Nành, Xã Ninh Huyện, huyện Gia Lâm, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25 Km. Thực chất xưa kia Ninh Hiệp chỉ biết đến như một làng nghề thuốc bắc truyền thống với tên gọi là làng Nành. Nếu đi qua cổng làng một đoạn bạn sẽ vẫn nhìn thấy có một ngôi đình nhỏ, đó chính là đình thờ ông tổ nghề thuốc của làng Nành xưa kia, và khu chợ cũ với cái tên “Chợ Nành Ninh Hiệp” thực chất cũng bắt nguồn từ đó.

Nhưng trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, Ninh Hiệp lại nổi tiếng là nơi có chợ vải và chợ quần áo lớn tại miền Bắc, nơi tập trung rất nhiều dân buôn quần áo và vải vóc đến đây kinh doanh và lấy hàng. Chợ Ninh Hiệp luôn nhộn nhịp kẻ bán người mua từ thứ 2 cho đến cuối tuần. Nguồn hàng quần áo, vải vóc đủ màu sắc, kiểu cỡ, được bày bán la liệt từ phía đường ngoài chạy tít vào sâu trong chợ chính.

Nếu ở phía Nam có chợ An Đông, chợ Tân Bình chuyên bán sỉ quần áo, thì ở phía Bắc có chợ Ninh Hiệp – nơi được mệnh danh là “thủ phủ” bán buôn quần áo, vải vóc phụ liệu của mọi dân kinh doanh quần áo khu vực Hà Nội và các vùng lân cận. Chính vì vậy, nếu hỏi về chợ đầu mối nào buôn quần áo giá rẻ lại đa dạng, bạn sẽ được mách ngay rằng: "Lấy buôn quần áo chợ Ninh Hiệp là chuẩn nhất". Ngày thường cũng như ngày lễ, thứ 7, chủ nhật, các khu chợ Ninh Hiệp luôn tấp nập kẻ bán người mua. Chợ thường mở cửa từ 7 giờ sáng và đóng cửa lúc 6 giờ chiều hàng ngày.

Nguồn hàng tại chợ Ninh Hiệp tương đối đa dạng bởi đây được mệnh danh là khu chợ lớn nhất và nổi tiếng nhất về các loại vải vóc và quần áo thời trang. Tại đây bán đủ các loại quần áo, vải vóc cho nam giới, cho phái đẹp hay cho trẻ em với đầy đủ các màu sắc, kiểu dáng được bày bán la liệt từ phía đường ngoài đến tít sâu trong chợ. Bên cạnh đó thì chợ còn có các dịch vụ ăn uống và giải trí giúp khách hàng đến chợ có thể thưởng thức các món ăn sau các phút chen lấn và đi bộ xem hàng trên các con phố dài.

Xen các quầy bán vải vóc và quần áo là các quầy bán phụ kiện may mặc như dây kéo, dâu chun, kim chỉ, các loại phụ kiện thời trang và cả ma nơ canh cho các shop kinh doanh quần áo thời trang. Các mặt hàng quần áo tại chợ Ninh Hiệp đa phần có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hiện nay, chợ được biết đến như trạm trung chuyển quần áo Trung Quốc lớn nhất tại khu vực miền Bắc. Ngoài ra, còn một số cửa hàng kinh doanh quần áo sản xuất trong nước hay quần áo Thái Lan, quần áo hàng thùng Campuchia.... Bên cạnh đó, một phần lớn hàng gia công ở Ninh Hiệp gắn mác các hãng thời trang nổi tiếng được đặt để xuất sang thị trường Angola, CH Czech, Nga, Đức.... nơi có nhiều lao động Việt Nam buôn bán và làm việc. Ngoài cách thức truyền thống thì nhiều gian hàng tại chợ Ninh Hiệp hiện cũng rất bắt kịp xu thế khi sử dụng mạng xã hội facebook để quảng bá sản phẩm và tìm mối bỏ buôn.

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 21. Thương mại và du lịch

Bài 22. Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển một số ngành dịch vụ

Bài 23. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài 24. Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng

Bài 25. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ

Bài 26. Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

 

Đánh giá

0

0 đánh giá