Với giải sách bài tập Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử lớp 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)
Câu 1 trang 28 SBT Lịch Sử 7: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về sự thành lập của nhà Lý?
A. Do Lý Công Uẩn thành lập sau khi kháng chiến chống Tổng kết thúc.
B. Do Lý Công Uẩn thành lập, được quan lại của triều Tiền Lê ủng hộ.
C. Thành lập năm 1010 sau khi Lý Công Uẩn dời đổ tử Hoa Lư ra Đại La.
D. Vua Lê Long Đĩnh nhưởng ngôi và các quan lại triều Tiên Lê ủng hộ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Câu 2 trang 29 SBT Lịch Sử 7: Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước Đại Cồ Việt thành
A. Đại Việt.
B. Đại Nam.
C. Đại Ngu.
D. Việt Nam.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Câu 3 trang 29 SBT Lịch Sử 7: Ngành kinh tế chủ yếu của nước Đại Việt thời Lý là
A. thương nghiệp.
B. thủ công nghiệp.
C. nông nghiệp.
D. chăn nuôi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu 4 trang 29 SBT Lịch Sử 7: Nội dung nào sau đây là nét nổi bật về tình hình giáo dục thời Lý?
A. Mở khoa thi để tuyển chọn quan lại.
B. Nhân dân sử dụng chữ Nôm phổ biến.
C. Chế độ thi cử đã chặt chẽ và quy củ.
D. Trường học được xây dựng khắp nơi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
A. Phật giáo.
B. Đạo giáo.
C. Thiên Chúa giáo.
D. Hin-đu giáo.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Câu 6 trang 29 SBT Lịch Sử 7: Nội dung thảo sau đây không phải là thành tựu văn hoá dưới thời Lý?
A. Xây dựng Văn Miếu tại kinh thành Thăng Long.
B. Đúc tượng Phật chùa Quỳnh Lâm.
C. Xây dựng cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn (Hà Nội ngày nay).
D. Xây dựng Liên Hoa Đài- chùa Một Cột (Hà Nội ngày nay).
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu 7 trang 29 SBT Lịch Sử 7: Cho đoạn tư liệu sau:
Hãy:
a) Chọn các cụm từ trong đoạn tư liệu để lí giải việc Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.
b) Đánh giá tác động của sự kiện Lý Công Uẩn dời đổ đối với lịch sử dân tộc.
Lời giải:
Yêu cầu a) Các cụm từ trong đoạn tư liệu để lí giải việc Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La là: ở giữa khu vực trời đất; được thể rồng cuộn hổ ngồi; chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước; mặt đất rộng mà bằng phẳng; thể đất cao mà sáng sủa; dân cư không khổ thấp trũng tối tăm; muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh.
Yêu cầu b) Đánh giá:
- Đánh dấu bước tiến mới trong lịch sử dân tộc.
- Tạo cơ sở cho sự phát triển mới của kinh đô Thăng Long (Hà Nội)....
Lời giải:
- Mô tả:
+ Ở trung ương, đứng đầu nhà nước là vua theo chế độ “cha truyền con nổi"; giúp việc cho vua là các quan đại thần và ban văn, ban võ.
+ Ở địa phương, cả nước được chia thành 24 lộ, đưới là phủ/ châu, huyện, hương xã.
- Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý đã quy củ, chặt chẽ và hoàn thiện hơn từ trung ương đến địa phương so với tổ chức nhà nước thời Tiền Lê.
Lời giải:
- Vua, quý tộc, quan lại là giai cấp thống trị.
+ Nông dân chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chính. Ngoài ra còn có thợ thủ công, thương nhân, nô tì.
+ Mối quan hệ giữa các giai cấp, tâng lớp nhìn chung vẫn hài hoà, mâu thuẫn xã hội chưa gay gắt.
Lời giải:
(*) Giới thiệu về chùa Một Cột
- Liên Hoa Đài (có nghĩa là đài hoa sen) - Chùa Một Cột được xây dựng năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông, nay thuộc quận Ba Đình, Hà Nội.
- Đặc điểm: Chùa có điện thờ, đặt trên một cột trụ lớn, dựng ở giữa hồ, mang đậm dấu ấn kiến trúc Phật giáo,...
- Giá trị: Đây là một trong những biểu tượng của Thủ đô Hà Nội ngày nay.
Bài giảng Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) - Cánh diều
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009)
Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)
Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)
Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)
Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)
1. Sự thành lập nhà Lý
- Năm 1009, Lí Công Uẩn lên ngôi vua, đóng đô ở Hoa Lư ( Ninh Bình).
- Năm 1010, Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi Đại La thành Thăng Long (nay là Hà Nội)
Tượng đài Lí Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội)
2. Tình hình chính trị
* Chính trị
- Năm 1054, vua Lí Thánh Tông đổi tên nước Đại Cồ Việt thành Đại Việt.
- Bộ máy nhà nước được xây dựng và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý
* Luật pháp: Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư – đây là bộ thành văn đầu tiên của Việt Nam.
* Quân đội:
- Gồm hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương.
- Được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
* Đối ngoại:
- Thi hành chính sách đoàn kết dân tộc, ban chức tước tù trưởng miền núi.
- Đối với nhà Tống và Chăm-pa giữ mối quan hệ hòa hiếu.
3. Tình hình kinh tế
* Nông nghiệp
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua, nông dân được giao ruộng đất cày cấy và phải nộp thuế cho nhà vua.
- Nhà Lý thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp.
+ Các vua Lý thường về các địa phương cày tịch điền,
+ Khuyến khích khai khẩn đất hoang.
+ Chú trọng thủy lợi.
+ Ban hành lệnh cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.
→ Nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.
* Thủ công nghiệp và thương nghiệp
- Thủ công nghiệp
+ Các cơ sở thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, hoàng tộc.
+ Nghề thủ công dân gian tiếp tục phát triển, sản phẩm phong phú, tinh xảo, làm đồgốm, rèn sắt...
+ Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công Đại Việt tạo dựng như: tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định),...
- Thương nghiệp
+ Buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng. Thăng Long trở thành trung tâm buôn bán.
+ Hệ thống thương cảng được xây dựng như Vân Đồn.
4. Tình hình văn hóa
- Giai cấp thống trị: quý tộc, quan, địa chủ.
- Giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công , thương nhân, nô tì.
+ Nông dân là lựu lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội được phân chia ruộng đất và phải nộp thuế cho nhà nước.
+ Nô tì là tù binh hoặc bị tội nặng, nợ nần hoặc tự bán thân.
- Mâu thuẫn xã hội chưa gay gắt
5. Thành tựu giáo dục và văn hóa
* Giáo dục
- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử.
- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
- Năm 1076, Quốc từ giám là trường học đầu tiên của Đại Việt.
→ Giáo dục, khoa cử được quan tâm song chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy củ, khi nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.
* Văn hóa
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển với nhiều thể loại thơ ca.
+ Nghệ thuật biểu diễn dân gian phát triển: hát chèo, múa rối nước,..
+ Các trò chơi dân gian được ưu chuộng, các lễ hội dân gian phổ biến.
* Kiến trúc – điêu khắc:
+ Kiến trúc phát triển, nhiều công trình quy mô lớn và độc đáo được xây dựng: Hoàng thành Thăng Long, tháp Chương Sơn (Nam Định),..
+ Điêu khắc: trình độ tinh vi, thanh thoát, hoa văn hình rồng là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến thời Lý.