Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 16 (Cánh diều): Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

2.8 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Câu 1 trang 33 SBT Lịch Sử 7: Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh lịch sử nào sau đây?

A. Nước Đại Việt đang ổn định và phát triển mạnh mẽ.

B. Nhà Lý đã suy yếu, tình hình đất nước trở nên rối ren.

C. Quân Mông - Nguyên đang xâm phạm bờ cõi Đại Việt.

D. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược chưa kết thúc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 2 trang 33 SBT Lịch Sử 7: Nhà Trần được thành lập gắn liền với vai trò của

A. Trần Quang Khải.

B. Trần Quốc Tuấn.

C. Trần Nhân Tông.

D. Trần Thủ Độ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 3 trang 34 SBT Lịch Sử 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình chính trị của Đại Việt dưới thời Trần?

A. Xây dựng đất nước theo chế độ dân chủ.

B. Thực hiện chế độ quân chủ chuyên chế.

C. Có hệ thống quan lại được tổ chức quy củ.

D. Thực hiện chế độ Thái thượng hoàng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 4 trang 34 SBT Lịch Sử 7: Một trong các chính sách thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của nhà Trần là

A. nhà nước thực hiện chính sách hạn điền.

B. quy định biểu thuế ruộng, thuế đinh.

C. đẩy mạnh việc làm thuỷ lợi.

D. không ngăn cấm giết mổ trâu, bò.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 5 trang 34 SBT Lịch Sử 7: Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu văn học thời Trần?

A. Văn học chữ Nôm thay thể văn học dân gian.

B. Thể hiện tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

C. Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.

D. Tầng lớp quý tộc có nhiều người giỏi về văn thơ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 34 SBT Lịch Sử 7: Công trình nào sau đây là thành tựu kiến trúc dưới thời Trần?

A. Tháp Phổ Minh.

B. Chùa Một Cột.

C. Thành Cổ Loa.

D. Kinh thành Huế.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 7 trang 34 SBT Lịch Sử 7: Căn cứ vào đâu để khẳng định: Dưới thời Trần, kinh tế thương nghiệp của nước Đại Việt có bước phát triển mới?

Lời giải:

- Kinh tế thương nghiệp thời Trần có bước phát triển mới:

+ Thăng Long có 61 phường, trở thành trung tâm kinh tế của cả nước. Ở các vùng quê, chợ lớn được hình thành và hoạt động theo phiên, người dân trao đổi nhiều loại hàng hoá,...

+ Hoạt động ngoại thương diễn ra nhộn nhịp ở nhiều nơi, như cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), cửa biển Hội Thống (Nghệ An - Hà Tĩnh),...

+ Thuyền buồm các nước như Trung Quốc, Xiêm (Thái Lan),... đến buôn bán tấp nập.

Câu 8 trang 34 SBT Lịch Sử 7: Dựa vào sơ đồ 16.1, hãy mô tả cơ cấu xã hội thời Trần

Dựa vào sơ đồ 16.1, hãy mô tả cơ cấu xã hội thời Trần

Lời giải:

- Sơ đồ cho thấy cơ cấu xã hội thời Trần có sự phân hoá.

+ Thái thượng hoàng và vua là người đứng đầu đất nước. Tiếp đó là các vương hầu, quý tộc Trần và quan lại, địa chủ. Lực lượng này thuộc giai cấp thống trị, sở hữu nhiều ruộng đất….

+ Nông dân là lực lượng sản xuất chủ đạo và đông đảo nhất xã hội. Tiếp đó là thợ thủ công, thương nhân.

+ Nô tì là tầng lớp thấp nhất, phục vụ trong các gia đình quý tộc, quan lại, địa chủ.

Câu 9 trang 35 SBT Lịch Sử 7: Sơ đồ sau đây thể hiện những hoạt động và thành tựu trên lĩnh vực nào

Sơ đồ sau đây thể hiện những hoạt động và thành tựu trên lĩnh vực nào

Lời giải:

Sơ đồ 16.2 thể hiện những hoạt động và thành tựu về lĩnh vực giáo dục - khoa cử dưới thời Trần.

Bài giảng Lịch sử 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) - Cánh diều

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)

Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)

Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

1. Sự thành lập của nhà Trần

- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, việc lớn trong triều đều do họ Trần quyết định.

- Tháng 12/1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần cảnh, nhà Lý sụp đổ, nhà Trần thành lập.

Lý thuyết Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) - Cánh diều (ảnh 1)

Cổng Đền Trần (Nam Định)

2. Tình hình chính trị.

- Bộ máy nhà nước:

+ Được tổ chức theo chế độ phong kiến tập quyền, gồm 3 cấp:triều đình (do vua đứng đầu); các đơn vị hành chính trung gian và cấp hành chính cơ sở.

+ Bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố, kiện toàn.

+ Thực hiện chế độ Thái thượng Hoàng (vua nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái Thượng Hoàng, cùng quản lí đất nước)

Quân đội:

Nhà Trần có cấm quân, biên quân, lộ quân

+ Tổ chức theo chính sách “ Ngụ binh ư nông”

Quân đội rèn luyện thường xuyên, theo chủ trương “ Quân cốt tinh nhuệ, không cốt đông

Pháp luật

Năm 1230, nhà Trần ban hành Quốc triều thông chế.

Năm 1341, vua Trần Dụ Tông biên sọa bộ Quốc triều hình luật (Hình thư), về cơ bản giống thời Lý nhưng được bổ sung thêm.

3. Tình hình kinh tế

Nhà Trần thực hiện nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế.

Nông nghiệp:

Kêu gọi nhân dân phiêu tán về sẳn xuất.

Khuyến khích khai khẩn đất hoang, chú trọng thủy lợi.

Cấm giết mổ trâu bò để bảo vệ sức kéo.

Thủ công nghiệp:

Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt, chế tạo vũ khí.

Thủ công nghiệp trong nhân dân có nhiều nghành nghề như làm giấy, đúc đồng, khắc ván in,..

Thương nghiệp:

Xây dựng nhiều chợ làng, xã.

Kinh thành Thăng Long có 61 phố phường.

Ngoại thương phát triển.

Mở rộng trao đổi, buôn bán với nước ngoài, nhiều trung tân buôn bán nổi tiếng: Thăng Long, Vân Đồn...

4. Tình hình xã hội

- Xã hội phân hoá sâu sắc

+ Tầng lớp thống trị, gồm: quý tộc, quan lại và địa chủ sở hữu nhiều rộng đất và nô tì.

 + Tầng lớp bị trị, gồmnông dân, thở thủ công, thương nhân. Một bộ phận nông dân bị mất ruộng đất trở thành tá điền. Tầng lớp thất nhất trong xã hội là nô tì phục vụ quý tộc.

Mâu thuẫn nông dân nghèo, nô tì với địa chủ, quý tộc ngày càng sâu sắc, khởi nghĩa bùng nổ ở nhiều nơi

5. Tình hình văn hóa

* Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng

- Tôn giáo:

+ Đạo phật: duy trì và phát triển, chùa được xây dựng nhiều nơi.

+ Nho giáo: đề cao hơn trước. Nho học trở thành nôi dung thi cử

- Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân và phát triển hơn trước: thờ tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, người có công.

Sinh hoạt văn hóa dân gian phát triển với các hình thức như: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng múa rối, đấu vật, đua thuyền

* Văn học, giáo dục và khoa học, kĩ thuật

- Văn học gồm chữ Hán và chữ Nôm.

+ Văn học chữ Hán: phát triển mạnh mẽ, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc như Hịch tướng sĩ, Phò tá về kinh...

Lý thuyết Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) - Cánh diều (ảnh 1)

Tác phẩm Hịch tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo (minh họa)

+ Văn học chữ Nôm: bước đầu phát triển, xuất hiện một số nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sỹ Cố, Hồ Quý Ly.

- Giáo dục:

+ Mở trường học nhiều nơi.

+ Tổ chức thi thường xuyên.

- Sử học: Năm 1272, “Đại Việt sử kí” 30 quyển của Lê Văn Hưu được biên soạn.

- Y học, thiên văn học có nhiều thành tựu quang trọng.

- Kĩ thuật: Thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng chế tạo ra súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn.

Lý thuyết Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) - Cánh diều (ảnh 1)

 Nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc.

- Kiến trúc:

+ Nhiều công tình có giá trị ra đời: tháp phổ Minh, chùa thành Tây Đô.

+ Một số công trình được tu sửa lại có quy mô hơn như Hoàng thành Thăng Long, tháp Bình Sơn,..

- Điêu khắc:

+ Điêu khắc tượng đá phát triển.

+ Nghệ thuật chạm khắc rồng độc đáo.

 Lý thuyết Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) - Cánh diều (ảnh 1)

Đánh giá

0

0 đánh giá