Giải SGK Lịch Sử 7 Bài 14 (Cánh diều): Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)

6.2 K

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 14 từ đó học tốt môn Sử 7.

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)

Video giải Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) - Cánh diều

1. Sự thành lập nhà Lý

Câu hỏi trang 47 Lịch sử 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 14.1, hãy trình bày sự thành lập nhà Lý và đánh giá sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.

Lịch Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) | Cánh diều (ảnh 1)

Lịch Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) | Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

B1: Đọc lại nội dung mục 1 trang 47 SGK

B2: Trình bày sự thành lập nhà Lý qua: thời gian, niên hiệu, kinh đô. Đồng thời cho biết nguyên nhân Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La, từ đó đánh giá, nhận xét về việc làm trên. 

Trả lời:

Sự thành lập nhà Lý: 

- Cuối 1009, Lê Long Đĩnh mất. Các đại thần và tăng quan tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. 

- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đổi tên thành Thăng Long.

Sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước. Cụ thể:

- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển kinh tế, văn hóa… đất nước lâu 

- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.

2. Tình hình chính trị

Câu hỏi trang 48 Lịch sử 7: Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 14.1, hãy mô tả những nét chính về tình hình chính trị và rút ra nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Lý.

Lịch Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) | Cánh diều (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Đọc lại mục 2 trang 48 SGK

Trả lời:

Những nét chính về tình hình chính trị:

- Bộ máy nhà nước được xây dựng và hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương.

- Đứng đầu bộ máy nhà nước là vua, giúp việc cho vua gồm các quan đại thần. 

- Đơn vị hành chính ở địa phương gồm: Lộ, phủ (Châu, trại), huyện, hương, giáp, thôn

- Năm 1042: ban hành bộ Hình thư.

- Quân đội gồm: cấm quân và quân địa phương. Lực lượng quân đội gồm quân bộ, quân thủy, được trang bị các loại giáo, mác, đao, kiếm, cung nỏ, máy bắn đá…

- Chính sách gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.

Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ, mọi quyền lực của Vua càng ngày lớn mạnh.

3. Tình hình kinh tế

Câu hỏi trang 50 Lịch sử 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 14.2 đến 14.4, hãy cho biết:

- Nhà Lý đã thực hiện những chính sách gì để phát triển sản xuất nông nghiệp

- Những nét chính sách về thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý.

Lịch Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) | Cánh diều (ảnh 5)

Lịch Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) | Cánh diều (ảnh 6)
Lịch Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) | Cánh diều (ảnh 4)
Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 3 SGK

Trả lời:

Những chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp:

- Tổ chức lễ Tịch điền

- Khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, đắp đê.

 - Ban hành lệnh cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo. 

Những nét chính về thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý:

- Thủ công nghiệp:

+ Thủ công nghiệp nhà nước: sản xuất đồ dùng cho vua, hoàng tộc, các quan trong triều.

+ Thủ công nghiệp dân gian: dệt lụa, làm đồ gốm, đồ trang sức, đúc đồng, rèn sắt...

+ Công trình: tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền.

- Thương nghiệp: 

+ Buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng.

+ Thăng Long là trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp của Đại Việt.

+ Thương cảng Vân Đồn là nơi để trao đổi, buôn bán với nước ngoài.

4. Tình hình xã hội

Câu hỏi trang 50 Lịch sử 7: Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 14.2, hãy mô tả về tình hình xã hội thời Lý.

Lịch Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) | Cánh diều (ảnh 7)

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 4 trang 50 SGK 

Trả lời:

Tình hình xã hội thời Lý:

Bộ phận thống trị: vua, quý tộc, quan lại.

- Ở làng xã, địa chủ ngày càng gia tăng và có thế lực hơn

- Nông dân chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chính trong xã hội. 

-  Xã hội còn có thợ thủ công, thương nhân và nô tì. 

- Mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp nhìn chung vẫn hài hòa; mâu thuẫn xã hội chưa gay gắt.

5. Thành tựu giáo dục và văn hóa

Câu hỏi trang 52 Lịch sử 7: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 14.5 đến 14.7, hãy:

Lịch Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) | Cánh diều (ảnh 8)

Lịch Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) | Cánh diều (ảnh 9)

Lịch Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) | Cánh diều (ảnh 10)

- Giới thiệu một số thành tựu giáo dục thời Lý.

- Nêu một số thành tựu văn hóa chủ yếu thời Lý. 

Phương pháp giải:

B1: Đọc lại nội dung mục 5 trang 51 SGK

B2: Nêu một số thành tựu trên các lĩnh vực: tôn giáo, văn học, kiến trúc, điêu khắc…

Trả lời:

Một số thành tựu giáo dục thời Lý:

- Năm 1070, nhà Lý xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long. 

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại

- Năm 1076, mở trường Quốc Tử Giám dạy học cho các hoàng tử, công chúa, con em quan lại…

Một số thành tựu văn hóa thời Lý:

Thành tựu

Lĩnh vực

Tôn giáo

Phật giáo: thịnh hành, quý tộc, quan lại, nhân dân tin theo. 

Văn học

- Nhiều thể loại thơ ca, tản văn, truyện kể

- Tác phẩm: Chiếu dời đô, Thị đệ tử, Nam quốc sơn hà…

Nghệ thuật

Ca múa. Trò chơi dân gian: đá cầu, đấu vật, đua thuyền…

Kiến trúc, điêu khắc

Công trình: tháp Báo thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, chùa Một Cột

Luyện tập – Vận dụng

Luyện tập 1 trang 52 Lịch sử 7: Trình bày những nét chính về chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa thời Lý. 

Phương pháp giải:

B1: Đọc lại nội dung mục 2, 3, 4, 5 SGK

B2: Kẻ bảng để nêu nét chính về Chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa

Trả lời:

Lĩnh vực

Nét chính

Chính trị

- Bộ máy nhà nước được xây dựng và hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương.

- Năm 1042: ban hành bộ Hình thư.

- Quân đội gồm: cấm quân và quân địa phương. 

- Chính sách gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.

Kinh tế

Nông nghiệp:

- Tổ chức lễ Tịch điền

- Khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, đắp đê.

 - Ban hành lệnh cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo. 

- Thủ công nghiệp:

+ Thủ công nghiệp nhà nước: sản xuất đồ dùng cho vua, hoàng tộc, các quan trong triều.

+ Thủ công nghiệp dân gian: dệt lụa, làm đồ gốm, đồ trang sức, đúc đồng, rèn sắt...

- Thương nghiệp: 

+ Buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng.

Giáo dục

Xây dựng Văn Miếu-Quốc Tử Giám, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại

Văn hóa

- Phật giáo thịnh hành

- Kiến trúc, điêu khắc: Công trình: tháp Báo thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, chùa Một Cột 

Vận dụng 2 trang 52 Lịch sử 7: Sưu tầm tư liệu về Văn Miếu- Quốc Tử Giám để giới thiệu với thầy cô và các bạn cùng lớp.

Phương pháp giải:

B1: Tìm các tư liệu về Văn Miếu- Quốc Tử Giám qua sách, báo, internet

B2: HS có thể giới thiệu về thời gian xây dựng, mục đích xây dựng, quy mô công trình, giá trị văn hóa, lịch sử,…

Trả lời:

Thời Lý chính sách khuyến học được thể hiện rõ nét nhất là sự kiện xây dựng Văn Miếu ở kinh thành Thăng Long vào năm 1070 làm nơi thờ các vị Tiên thánh, Tiên hiền Nho học và cho Hoàng Thái tử đến học. Năm 1075 vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi tuyển “Minh kinh bác học” đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Một năm sau ông lại cho mở Quốc Tử Giám dạy học cho con em quý tộc. Quốc Tử Giám là Trung tâm giáo dục – đào tạo nhân tài lớn nhất Việt Nam thời quân chủ. Lớp lớp các thế hệ Giám sinh đã từ đây bước ra lập nghiệp, đem tài năng cống hiến cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Vận dụng 3 trang 52 Lịch sử 7: Hãy viết một đoạn văn ngắn đánh giá công lao của Lý Công uẩn đối với dân tộc. 

Phương pháp giải:

B1: Đọc lại nội dung đã học và tìm hiểu về Lý Công Uẩn thông qua sách, báo, internet.

B2: Nêu các công lao của Lý Thái Tổ và nhận xét

Trả lời:

Vua Lý Thái Tổ được chính sử đánh giá là "khoan thứ, nhân từ, tinh tế, hoà nhã, có lượng đế vương". Lý Công Uẩn có công lập ra nhà Lý. Ông đã dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, giúp đất nước phát triển hơn. Ông còn đánh đuổi quân Tống xâm lược, giúp bảo vệ nền độc lập dân tộc, lập ra bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Lý Thái Tổ đã đặt cơ sở và định hướng ban đầu nhưng rất căn bản cho sự tồn tại của vương triều và sự phát triển của đất nước.

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)

1. Sự thành lập nhà Lý

- Năm 1009, Lí Công Uẩn lên ngôi vua, đóng đô ở Hoa Lư ( Ninh Bình).

- Năm 1010, Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi Đại La thành Thăng Long (nay là Hà Nội)

Lý thuyết Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) - Cánh diều (ảnh 1)

Tượng đài Lí Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội)

2. Tình hình chính trị

* Chính trị

- Năm 1054, vua Lí Thánh Tông đổi tên nước Đại Cồ Việt thành Đại Việt.

- Bộ máy nhà nước được xây dựng và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

Lý thuyết Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) - Cánh diều (ảnh 1)

Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý

* Luật pháp:  Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư – đây là bộ thành văn đầu tiên của Việt Nam.

* Quân đội:

Gồm hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương.

- Được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

* Đối ngoại:

- Thi hành chính sách đoàn kết dân tộc, ban chức tước tù trưởng miền núi.

- Đối với nhà Tống và Chăm-pa giữ mối quan hệ hòa hiếu.

3. Tình hình kinh tế

* Nông nghiệp

 - Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua, nông dân được giao ruộng đất cày cấy và phải nộp thuế cho nhà vua.

- Nhà Lý thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp.

 + Các vua Lý thường về các địa phương cày tịch điền,

+ Khuyến khích khai khẩn đất hoang.

+ Chú trọng thủy lợi.

+ Ban hành lệnh cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.

→ Nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.

Lý thuyết Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) - Cánh diều (ảnh 1)

* Thủ công nghiệp và thương nghiệp

-  Thủ công nghiệp

+ Các cơ sở thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, hoàng tộc.

Nghề thủ công dân gian tiếp tục phát triển, sản phẩm phong phú, tinh xảo, làm đồgốm, rèn sắt...

Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công Đại Việt tạo dựng như: tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định),...

- Thương nghiệp

Buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng. Thăng Long trở thành trung tâm buôn bán.

Hệ thống thương cảng được xây dựng như Vân Đồn.

4. Tình hình văn hóa

- Giai cấp thống trị: quý tộc, quan, địa chủ.

- Giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công , thương nhân, nô tì.

+ Nông dân là lựu lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội được phân chia ruộng đất và phải nộp thuế cho nhà nước.

+ Nô tì là tù binh hoặc bị tội nặng, nợ nần hoặc tự bán thân.

Mâu thuẫn xã hội chưa gay gắt

5. Thành tựu giáo dục và văn hóa

* Giáo dục

- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử.

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, Quốc từ giám là trường học đầu tiên của Đại Việt.

Lý thuyết Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) - Cánh diều (ảnh 1)

→ Giáo dục, khoa cử được quan tâm song chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy củ, khi nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

 Văn hóa

- Văn học chữ Hán bước đu phát triển với nhiều thể  loại thơ ca.

Nghệ thuật biểu diễn dân gian phát triển: hát chèo, múa rối nước,..

Các trò chơi dân gian được ưu chuộng, các lễ hội dân gian phổ biến.

* Kiến trúc – điêu khắc:

+ Kiến trúc phát triển, nhiều công trình quy mô lớn và độc đáo được xây dựng: Hoàng thành Thăng Long, tháp Chương Sơn (Nam Định),..

+ Điêu khắc: trình độ tinh vi, thanh thoát, hoa văn hình rồng là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến thời Lý.

Lý thuyết Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) - Cánh diều (ảnh 1)

Bài giảng Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) - Cánh diều

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết:

Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009)

Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)

Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Đánh giá

0

0 đánh giá