Sưu tầm thông tin về một loại thiên tai và tác động của nó đến phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ

76

Với giải Vận dụng trang 178 Địa lí lớp 9 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 14: Bắc Trung Bộ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí lớp 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 14: Bắc Trung Bộ

Vận dụng trang 178 Địa Lí 9: Sưu tầm thông tin về một loại thiên tai và tác động của nó đến phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, sau đó hãy nêu một số biện pháp phòng, chống thiên tai đó.

Trả lời:

Ám ảnh lũ quét, sạt lở đất ở vùng cao các tỉnh Bắc Trung bộ

Liên tục nhiều năm trở lại đây, các huyện miền núi cao của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đã xảy ra những trận lũ ống, lũ quét, sạt lở đất với sức tàn phá mạnh, gây ra không ít thiệt hại cho người dân và ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung tại các địa phương này.

Toàn tỉnh Nghệ An có 11 huyện nằm trong vùng có nguy cơ lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đó là: Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong. Từ năm 2007 đến nay, hầu như năm nào ở các huyện này đều xảy ra các đợt lũ ống, lũ quét và sạt lở đất khiến hàng chục người chết và thiệt hại chung đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng. Tại tỉnh Thanh Hóa, trận mưa lớn lịch sử cuối tháng 8 đầu tháng 9/2018 đã làm cho nhiều huyện miền núi bị cô lập, hàng nghìn ngôi nhà của dân, nhiều Trường học, Trạm Y tế tại các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa…bị đổ sập. Đặc biệt, QL 15C tuyến giao thông huyết mạch nối huyện Mường Lát với các huyện miền xuôi đã bị đất đá vùi lấp hoàn toàn. Hậu quả gây ra hết sức nặng nề, khiến 14 người chết và mất tích do mưa lũ; phá hủy hoàn toàn 277 căn nhà, hơn 239 căn bị hư hỏng nặng; 12.500 căn bị ngập trong nước; 34 điểm trường bị ngập và phá hủy do sạt lở đất; gây sạt lở tại nhiều tuyến quốc lộ, hàng chục nghìn hộ dân rơi vào tình cảnh mất nhà và bị chia cắt, nhiều trường học bị phá hủy nặng nề. Tổng thiệt hại ước tính gần 2.000 tỷ đồng.

Vấn đề phòng tránh lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở các huyện vùng núi cao cần được triển khai thường xuyên, kịp thời đến từng thôn, bản và hộ dân. Về lâu dài, cần ưu tiên bố trí vốn để hỗ trợ cho các địa phương đầu tư sửa chữa, xây dựng các công trình đê, kè, tường chắn lũ, sạt lở; hoàn thành sớm kế hoạch di dời, sắp xếp ổn định đời sống nhân dân vùng thường xuyên xảy ra thiên tai và vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; đảm bảo đời sống và sản xuất; hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra ở các huyện miền núi - nhất là các huyện vùng cao.

Đánh giá

0

0 đánh giá