Giải SGK Địa lí 9 Bài 16 (Kết nối tri thức): Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc hoá đối với phát triển kinh tế – xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận

281

Lời giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 16: Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc hoá đối với phát triển kinh tế – xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 9 Bài 16: Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc hoá đối với phát triển kinh tế – xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận

1. Nội dung

Dựa vào sơ đồ sau, hãy:

- Phân tích ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận.

- Đề xuất một số giải pháp để phòng chống hạn hán và sa mạc hóa.

Bài 16: Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội

2. Gợi ý phân tích

- Ảnh hưởng của hạn hán

- Ảnh hưởng của sa mạc hóa

- Giải pháp phòng, chống

Trả lời:

ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN HÁN VÀ SA MẠC HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VÙNG KHÔ HẠN NINH THUẬN - BÌNH THUẬN

 Ảnh hưởng của hạn hán

- Đối với các hoạt động kinh tế:

+ Thiếu nước tưới cho nông nghiệp làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi. Năm hạn bình thường, diện tích lúa thiếu nước khoảng 200-300 ha và diện tích rau màu bị hạn 2.000-3.000 ha, gia súc thiếu nước 40.000 - 50.000 con... Những năm hạn nặng, con số thiệt hại trên cao hơn 2-3 lần, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Do thiếu nước tưới nên nhiều diện tích phải dừng sản xuất, các loại cây trồng lâu năm có nguy cơ chết do thiếu nước tưới, giảm năng suất, sản lượng.

+ Tăng chi phí xây dựng hệ thống tưới tiêu.

+ Tăng nguy cơ cháy rừng, năm 2020, tỉnh Ninh Thuận có tổng diện tích rừng bị cháy là 45,68 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

+ Giảm năng suất thủy điện, thiếu hụt năng lượng.

+ Tăng chi phí làm mát các nhà xưởng.

+ Thiếu nước sản xuất.

+ Ảnh hưởng đến hoạt động của các ngành dịch vụ như du lịch, giao thông, đường sông.

- Đối với xã hội:

+ Hạn hán gây thiếu nước cho sinh hoạt của người dân.

+ Hạn hán gây giảm năng suất, mất mùa, gây ra tình trạng đói nghèo, thiếu lương thực.

+ Các điều kiện vệ sinh và dinh dưỡng không đảm bảo gây suy giảm sức khỏe do dịch bệnh.

 Ảnh hưởng của sa mạc hóa:

- Đối với các ngành kinh tế:

+ Đất bị thoái hóa làm giảm diện tích canh tác.

+ Hiện tượng cát bay tàn phá cây trồng, vật nuôi

+ Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản giảm.

+ Thiếu nước cho các hoạt động sản xuất.

+ Thiếu hụt nguyên liệu sản xuất từ ngành nông nghiệp, thủy sản.

+ Thiệt hại các công trình, cơ sở hạ tầng.

+ Sạt lở các tuyến đường giao thông.

- Đối với xã hội:

+ Suy thoái nguồn nước mặt và nước ngầm.

+ Ảnh hưởng sinh kế của người dân, dẫn đến di cư tự phát.

+ Thiếu lương thực.

 Giải pháp phòng, chống:

- Sử dụng các biện pháp công trình, đặc biệt là hồ chứa điều tiết sâu được xem là giải pháp hiệu quả và bền vững nhất.

- Khai thác một cách hiệu quả và bền vững nguồn nước nội tỉnh trên lưu vực sông Cái. Sử dụng thật hiệu quả và tiết kiệm nguồn nước từ thủy điện Đa Nhim

- Tận dụng tối đa điều kiện thuận lợi của địa hình từng lưu vực sông, đặc biệt là vùng thượng lưu dòng chính sông Cái và các sông nhánh, nơi dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng chưa phát triển để xây dựng hồ chứa quy mô các cấp, từ lớn, vừa đến nhỏ và cực nhỏ, nhằm dần tiến đến chủ động được nguồn nước, đáp ứng các nhu cầu phát triển trong tỉnh, đặc biệt vùng ven biển.

- Phát triển thuỷ lợi trong giai đoạn tới cần được xem xét trên bối cảnh lợi dụng tổng hợp tài nguyên nước và giảm nhẹ thiên tai, bao gồm cả mục tiêu cấp nước (nông nghiệp, dân sinh, công nghiệp, du lịch - dịch vụ…), kết hợp phòng chống lũ (dân cư, nông nghiệp…), cũng như bảo vệ môi trường. Xây dựng hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng nhằm bảo đảm tưới, tiêu chủ động.

- Kích thích nông dân đầu tư thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Thực hiện nhiều giải pháp kỹ thuật, thay đổi tập quán canh tác nhằm giữ nguồn nước ổn định, chặn đứng nạn cát bay, cố định cồn cát di động và chống xói mòn đất.

-  Xây dựng dải rừng phòng hộ ven biển mang lại tác dụng lớn để phòng hộ chắn gió, cải thiện môi trường khu vực, phát triển và ổn định được mùa màng, đảm bảo cuộc sống cho người dân ven biển. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cộng đồng nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; ngăn chặn nạn phá rừng.

Xem thêm các bài giải bài tập Địa lí lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 15. Duyên hải Nam Trung Bộ

Bài 16. Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc hoá đối với phát triển kinh tế – xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận

Bài 17. Vùng Tây Nguyên

Bài 18. Vùng Đông Nam Bộ

Bài 19. Thực hành: Tìm hiểu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đánh giá

0

0 đánh giá