Những câu dưới đây mắc lỗi gì? Hãy phân tích nguyên nhân mắc lỗi và sửa những lỗi đó. a) Anh ta mở khoá, ngồi vào ghế, khởi động xe, mở cửa và lên đường

181

Trả lời Câu 2 trang 71 Ngữ văn 12 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 71 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 71 Tập 1

Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Những câu dưới đây mắc lỗi gì? Hãy phân tích nguyên nhân mắc lỗi và sửa những lỗi đó.

a) Anh ta mở khoá, ngồi vào ghế, khởi động xe, mở cửa và lên đường.

b) Tìm thêm những ví dụ trong thơ của Hồ Xuân Hương, “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,... để chứng minh rằng tiếng Việt từ thế kỉ XVI đã đạt tới độ tinh tế, uyển chuyển.

c) Ngồi đây suốt buổi sáng mà tôi chỉ câu được vô số con cá chép, thật phí công.

d) Từ trong tù, U-thát tiếp tục kêu vô tội. Vậy, ai đã nói dối? Kẻ nào đã bỏ thuốc độc vào chén trà của hoàng thân? Khi tất cả vụ việc này kết thúc, Cha-la-sai tuyên bố sẽ kết hôn với chàng U-thát của mình. (Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp)

Trả lời:

a)

- Câu phạm lỗi lô gích. Bởi vì, câu chứa từ ngữ không phù hợp, trái với tư duy thông thường : “mở cửa” xe và “lên đường”. Việc làm này đi ngược lại với thực tế, không ai mở cửa xe ô tô rồi khởi động máy đi.

- Cách sửa : Anh ta mở khoá, mở cửa, ngồi vào ghế, khởi động xe và lên đường.

b)

- Câu phạm lỗi lô gích. Bởi vì, câu chứa các từ ngữ thiếu nhất quán : thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,...và “Truyện Kiều” không cùng một cấp độ. Truyện Kiều chỉ là một tác phẩm, còn thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,...là bao gồm nhiều tác phẩm.

- Cách sửa : Tìm thêm những ví dụ trong thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,... để chứng minh rằng tiếng Việt từ thế kỉ XVI đã đạt tới độ tinh tế, uyển chuyển.

c)

- Câu phạm phải lỗi lô gích. Bởi vì câu chứa hai thông tin mang nghĩa trái ngược. “vô số con cá chép” đáng lẽ người nói phải vui mừng nhưng lại mang thái độ “thật phí công”. Điều đó làm nghĩa của câu bị mâu thuẫn, không đúng với tư duy thông thường

- Cách sửa : Ngồi đây suốt buổi sáng mà tôi chỉ câu được một con cá chép, thật phí công.

d)

- Câu phạm phải lỗi mơ hồ. Bởi vì câu có cấu tạo khiến người đọc có thể hiểu nhiều cách khác nhau. “Khi tất cả vụ việc này kết thúc” có thể hiểu là khi U-thát ngừng kêu vô tội hoặc khi tìm ra kẻ đã đầu độc hoàng thân, hoặc tìm ra kẻ nói dối.

- Cách sửa : Từ trong tù, U-thát tiếp tục kêu vô tội. Vậy, ai đã nói dối? Kẻ nào đã bỏ thuốc độc vào chén trà của hoàng thân? Khi tìm ra chân tướng sự việc, Cha-la-sai tuyên bố sẽ kết hôn với chàng U-thát của mình

Đánh giá

0

0 đánh giá