Giải SGK Địa Lí 12 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

1.3 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Mở đầu trang 11 Địa Lí 12: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là đặc điểm nổi bật của thiên nhiên Việt Nam, được biểu hiện qua khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và các thành phần tự nhiên khác như địa hình, sông ngòi, đất và sinh vật. Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân?

Lời giải:

- Thuận lợi:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa => đất tốt, nguồn nước dồi dào, đa dạng sinh vật

+ Nhiệt, ẩm dồi dào => phục hồi, trồng rừng, tăng độ che phủ rừng

+ Địa hình và sinh vật đa dạng => phát triển nhiều loại hình du lịch, các hoạt động khai thác, xây dựng, giao thông vận tải,…

- Khó khăn:

+ Nhiều thiên tai, dịch bệnh

+ Tính thất thường của khí hậu và thủy văn, sự phân mùa khí hậu, độ ẩm cao.

I. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Câu hỏi trang 11 Địa Lí 12: Dựa vào hình 2 và thông tin trong bài, hãy trình bày các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

Dựa vào hình 2 và thông tin trong bài, hãy trình bày các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta

Lời giải:

- Tính chất nhiệt đới: nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, có góc nhập xạ lớn và trong năm 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. Vì vậy, nước ta có nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C (trừ những vùng núi cao), miền Nam thường có nhiệt độ trung bình năm cao hơn miền Bắc. Hằng năm, nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, tổng số giờ nắng dao động tùy nơi, trung bình từ 1400 – 3000 giờ/năm.

- Tính chất ẩm: độ ẩm không khí cao, thường trên 80%. Lượng mưa trung bình khoảng 1500 – 2000 mm/năm có sự phân hóa; nơi mưa nhiều 3500 – 4000 mm/năm; nơi mưa ít dưới 1000 mm/ năm. Do ảnh hưởng của các khối khí du chuyển qua biển kết hợp yếu tố địa hình.

- Tính chất gió mùa: nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc, chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa, hình thành 2 mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hạ:

+ Gió mùa đông: từ T11 – T4 năm sau, các khối khí lạnh từ áp cao Xi-bia tràn xuống theo hướng đông bắc, đem lại mùa đông lạnh cho miền Bắc: nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm có mưa phùn. Càng di chuyển xuống phía nam càng biến tính, ít lạnh hơn, gần như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Do đó, ở miền Nam, Tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho Trung Bộ, mùa khô cho Nam Bộ, Tây Nguyên.

+ Gió mùa hạ: từ T5 – T10, có 2 luồng gió tây nam thổi vào nước ta. Nửa đầu mùa hạ khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương, đem mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên; khi vượt dãy Trường Sơn và các dãy núi biên giới Việt – Lào, khối khí này tạo hiệu ứng phơn, gây thời tiết khô nóng cho đồng bằng ven biển miền Trung và một phần Tây Bắc. Giữa và cuối mùa hạ các khối không khí từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh, khi vượt qua vùng biển xích đạo trở nên nóng ẩm, gây mưa lớn và kéo dài cho Nam Bộ, Tây Nguyên. Thời gian này còn có sự hình thành và hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, gây ra các cơn bão và áp thấp nhiệt đới, đem lại lượng mưa lớn cho nhiều nơi trên cả nước. Ở đồng bằng sông Hồng, do sự hình thành của áp thấp Bắc Bộ nên gió có hướng đông nam.

+ Khí hậu phân chia theo mùa ở các khu vực khác nhau: miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam có mùa khô và mùa mưa rõ rệt; Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

Câu hỏi trang 14 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các thành phần tự nhiên:

- Địa hình và đất.

- Sông ngòi và sinh vật.

Lời giải:

- Địa hình:

+ Phong hóa: khu vực đồi núi có quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhất là trên các sườn dốc không còn lớp phủ thực vật. Vùng núi đá vôi có dạng địa hình các-xtơ như hang động, thung khô,...; các vùng đá macma, biến chất, quá trình phong hóa diễn ra yếu và chậm hơn.

+ Xâm thực và bồi tụ: khu vực đồi núi, quá trình xâm thực diễn ra mạnh, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. Một số nơi xảy ra hiện tượng thiên nhiên bất thường như đất trượt, đá lở; khi gặp mưa lớn thường xảy ra lũ bùn, lũ quét. Khu vực đồng bằng, quá trình bồi tụ diễn ra nhanh ở vùng trũng thấp và hạ lưu sông.

- Đất: môi trường nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa đá mẹ diễn ra mạnh, tốc độ phân giải chất hữu cơ nhanh, tạo nên lớp đất dày. Mưa nhiều tập trung theo mùa làm rửa trôi các chất bazo dễ tan, tích tụ oxit sắt và oxit nhôm làm đất chua, tạo ra màu đỏ vàng đặc trưng của đất. Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên các loại đá mẹ khác nhau, đất feralit là loại đất chủ yếu ở vùng đồi núi nước ta.

- Sông ngòi:

+ Mưa lớn kết hợp địa hình bị cắt xẻ nên có mạng lưới sông ngòi dày đặc, có 2360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên. Sông ngòi có lượng nước lớn, tổng lượng nước trên 830 tỉ m3/năm; khả năng xâm thực mạnh, mang theo lượng phù sa lớn.

+ Chế độ dòng chảy theo 2 mùa rõ rệt: mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô. Mùa lũ trung bình từ 4-5 tháng, lượng nước chiếm khoảng 70-80% lượng nước cả năm. Mùa cạn kéo dài hơn, từ 7-8 tháng, chỉ chiếm 20 – 30% lượng nước cả năm.

- Sinh vật:

+ Tiêu biểu cho vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với phần lớn loài động và thực vật tự nhiên có nguồn gốc nhiệt đới. Tính nhiệt đới ẩm gió mùa còn thể hiện ở sự đa dạng loài; khả năng sinh trưởng và năng suất sinh học cao của các quần xã động, thực vật.

+ Sự phân hóa theo mùa của khí hậu tạo nên tính chất phân mùa của thảm thực vật, hình thành kiểu rừng tiêu biểu cho thiên nhiên nước ta, là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.

II. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống

Câu hỏi trang 15 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống ở nước ta.

Lời giải:

- Thuận lợi:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiều loại đất tốt, nguồn nước dồi dào => phát triển nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị; đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. Sự đa dạng sinh vật giúp đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

+ Nguồn nhiệt, ẩm dồi dào giúp lớp phủ thực vật sinh trưởng nhanh => đẩy mạnh công tác phục hồi, trồng rừng, tăng độ che phủ rừng.

+ Địa hình và sinh vật có tính đa dạng cao giúp phát triển nhiều loại hình du lịch. Các thành phần tự nhiên tạo điều kiện phát triển các hoạt động khai thác, xây dựng, giao thông vận tải,… nhất là vào mùa khô.

- Khó khăn:

+ Thường xảy ra nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,… gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất và đời sống. Các loại dịch bệnh thường xuất hiện, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

+ Tính thất thường của khí hậu và thủy văn gây trở ngại cho các ngành sản xuất; sự phân mùa khí hậu tạo nên tính mùa vụ trong các hoạt động kinh tế. Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị và nông sản.

Luyện tập (trang 15)

Luyện tập 1 trang 15 Địa Lí 12: Dựa vào bảng 2, hãy nhận xét nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt trung bình năm và số giờ nắng của ba trạm khí tượng ở nước ta.

Dựa vào bảng 2, hãy nhận xét nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt trung bình năm

Lời giải:

Nhìn chung nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt trung bình năm và số giờ nắng của ba trạm khí tượng ở nước ta có sự khác nhau, nhiệt độ trung bình năm và số giờ nắng tăng dần từ Bắc vào Nam, ngược lại biên độ nhiệt trung bình năm lại giảm dần, cụ thể:

- Nhiệt độ trung bình năm của trạm Hà Đông (Hà Nội) thấp nhất với 23,7°C, tại trạm Huế là 25,1°C và tại trạm Vũng Tàu cao nhất với 27,1°C.

- Biên độ nhiệt trung bình năm cao nhất ở trạm Hà Đông (Hà Nội) với 12, 6°C, vào đến trạm Huế đã giảm xuống chỉ còn 9,4°C, và ở trạm Vũng Tàu là thấp nhất, chỉ 3,5°C.

- Số giờ nắng ở trạm Hà Đông (Hà Nội) thấp nhất trong 3 trạm, chỉ 1478 giờ, đứng thứ 2 là trạm Huế với 1916 giờ, cao nhất là trạm Vũng Tàu với 2643 giờ.

Luyện tập 2 trang 15 Địa Lí 12: Cho ví dụ về tính mùa vụ của các hoạt động kinh tế do ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

Lời giải:

Thời tiết và khí hậu là những yếu tố chính ảnh hưởng đến tất cả các loại hình nông nghiệp, bao gồm cả nuôi trồng thủy sản. Nhiệt độ nước gây nhiều hạn chế trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, và trong hầu hết các hệ thống nuôi, chúng đều chịu sự kiểm soát của khí hậu.

Trong nuôi tôm, người ta biết rõ rằng tốc độ tăng trưởng của tôm vào mùa lạnh kém hơn vào mùa nóng, dẫn đến kết quả là thời gian nuôi để tạo ra một con tôm cỡ nhất định vào mùa lạnh sẽ dài hơn so với mùa nóng. Lượng mưa sẽ làm tăng nồng độ oxy hòa tan trong ao. Mặc dù mưa cung cấp oxy hòa tan khi nó rơi xuống; nhưng do lượng mưa mùa lạnh rơi vào ao không lớn nên lượng oxy được cung cấp rất khiêm tốn. Bầu trời nhiều mây và đặc biệt là những ngày lạnh lẽo u ám liên tiếp có thể dẫn đến stress hoặc thậm chí là chết thủy sản nuôi do nồng độ oxy hòa tan giảm vào ban đêm trong ao không có sục khí hoặc sục khí không đủ.

Vận dụng (trang 15)

Vận dụng trang 15 Địa Lí 12: Ở địa phương em, tính nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân?

Lời giải:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cung cấp điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp. Có thể canh tác nhiều loại cây trồng quanh năm, tạo ra một lượng lớn sản phẩm nông nghiệp. Đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm và giá cả ổn định trong địa phương.

Gió mùa đông và gió mùa hạ thay đổi đời sống hàng ngày của người dân. Mùa gió mùa đông thường khô hanh và lạnh hơn, trong khi mùa gió mùa hạ nóng ẩm. Điều này ảnh hưởng đến thời gian và cách người dân trồng trọt, chăm sóc gia súc, và thậm chí cả nhu cầu về quần áo và thức ăn.

Độ ẩm không khí cao dẫn đến hiện tượng “nồm” gây ẩm ướt, khó chịu, là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển, nấm mốc, dịch bệnh. Khó bảo quản các thiết bị máy móc, đồ điện dân dụng.

Mùa mưa tập trung, lượng mưa lớn gây ngập úng cục bộ, thiệt hại mùa màng, khó khăn trong giao thông, sinh hoạt.

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Bài 3. Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam

Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

Bài 6. Thực hành: Sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường địa phương

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

I. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

Lý thuyết Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

a) Tính chất nhiệt đới:

- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, có góc nhập xạ lớn và trong năm 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. Vì vậy, nước ta có nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C (trừ những vùng núi cao), miền Nam thường có nhiệt độ trung bình năm cao hơn miền Bắc. Hằng năm, nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, tổng số giờ nắng dao động tùy nơi, trung bình từ 1400 – 3000 giờ/năm.

b) Tính chất ẩm:

- Độ ẩm không khí cao, thường trên 80%. Lượng mưa trung bình khoảng 1500 – 2000 mm/năm có sự phân hóa; nơi mưa nhiều 3500 – 4000 mm/năm; nơi mưa ít dưới 1000 mm/ năm. Do ảnh hưởng của các khối khí du chuyển qua biển kết hợp yếu tố địa hình.

c) Tính chất gió mùa:

- Nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc, chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa, hình thành 2 mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hạ:

+ Gió mùa đông: từ T11 – T4 năm sau, các khối khí lạnh từ áp cao Xi-bia tràn xuống theo hướng đông bắc, đem lại mùa đông lạnh cho miền Bắc: nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm có mưa phùn. Càng di chuyển xuống phía nam càng biến tính, ít lạnh hơn, gần như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Do đó, ở miền Nam, Tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho Trung Bộ, mùa khô cho Nam Bộ, Tây Nguyên.

+ Gió mùa hạ: từ T5 – T10, có 2 luồng gió tây nam thổi vào nước ta. Nửa đầu mùa hạ khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương, đem mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên; khi vượt dãy Trường Sơn và các dãy núi biên giới Việt – Lào, khối khí này tạo hiệu ứng phơn, gây thời tiết khô nóng cho đồng bằng ven biển miền Trung và một phần Tây Bắc. Giữa và cuối mùa hạ các khối không khí từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh, khi vượt qua vùng biển xích đạo trở nên nóng ẩm, gây mưa lớn và kéo dài cho Nam Bộ, Tây Nguyên. Thời gian này còn có sự hình thành và hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, gây ra các cơn bão và áp thấp nhiệt đới, đem lại lượng mưa lớn cho nhiều nơi trên cả nước. Ở đồng bằng sông Hồng, do sự hình thành của áp thấp Bắc Bộ nên gió có hướng đông nam.

+ Khí hậu phân chia theo mùa ở các khu vực khác nhau: miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam có mùa khô và mùa mưa rõ rệt; Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

2. Các thành phần tự nhiên khác

a) Địa hình:

- Phong hóa: khu vực đồi núi có quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhất là trên các sườn dốc không còn lớp phủ thực vật. Vùng núi đá vôi có dạng địa hình các-xtơ như hang động, thung khô,...; các vùng đá macma, biến chất, quá trình phong hóa diễn ra yếu và chậm hơn.

- Xâm thực và bồi tụ: khu vực đồi núi, quá trình xâm thực diễn ra mạnh, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. Một số nơi xảy ra hiện tượng thiên nhiên bất thường như đất trượt, đá lở; khi gặp mưa lớn thường xảy ra lũ bùn, lũ quét. Khu vực đồng bằng, quá trình bồi tụ diễn ra nhanh ở vùng trũng thấp và hạ lưu sông.

b) Đất: Môi trường nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa đá mẹ diễn ra mạnh, tốc độ phân giải chất hữu cơ nhanh, tạo nên lớp đất dày. Mưa nhiều tập trung theo mùa làm rửa trôi các chất bazo dễ tan, tích tụ oxit sắt và oxit nhôm làm đất chua, tạo ra màu đỏ vàng đặc trưng của đất. Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên các loại đá mẹ khác nhau, đất feralit là loại đất chủ yếu ở vùng đồi núi nước ta.

c) Sông ngòi:

- Mưa lớn kết hợp địa hình bị cắt xẻ nên có mạng lưới sông ngòi dày đặc, có 2360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên. Sông ngòi có lượng nước lớn, tổng lượng nước trên 830 tỉ m3/năm; khả năng xâm thực mạnh, mang theo lượng phù sa lớn.

- Chế độ dòng chảy theo 2 mùa rõ rệt: mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô. Mùa lũ trung bình từ 4-5 tháng, lượng nước chiếm khoảng 70-80% lượng nước cả năm. Mùa cạn kéo dài hơn, từ 7-8 tháng, chỉ chiếm 20 – 30% lượng nước cả năm.

d) Sinh vật:

- Tiêu biểu cho vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với phần lớn loài động và thực vật tự nhiên có nguồn gốc nhiệt đới. Tính nhiệt đới ẩm gió mùa còn thể hiện ở sự đa dạng loài; khả năng sinh trưởng và năng suất sinh học cao của các quần xã động, thực vật.

- Sự phân hóa theo mùa của khí hậu tạo nên tính chất phân mùa của thảm thực vật, hình thành kiểu rừng tiêu biểu cho thiên nhiên nước ta, là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.

II. ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG

1. Thuận lợi:

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiều loại đất tốt, nguồn nước dồi dào => phát triển nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị; đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. Sự đa dạng sinh vật giúp đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

- Nguồn nhiệt, ẩm dồi dào giúp lớp phủ thực vật sinh trưởng nhanh => đẩy mạnh công tác phục hồi, trồng rừng, tăng độ che phủ rừng.

- Địa hình và sinh vật có tính đa dạng cao giúp phát triển nhiều loại hình du lịch. Các thành phần tự nhiên tạo điều kiện phát triển các hoạt động khai thác, xây dựng, giao thông vận tải,… nhất là vào mùa khô.

2. Khó khăn:

- Thường xảy ra nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,… gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất và đời sống. Các loại dịch bệnh thường xuất hiện, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

- Tính thất thường của khí hậu và thủy văn gây trở ngại cho các ngành sản xuất; sự phân mùa khí hậu tạo nên tính mùa vụ trong các hoạt động kinh tế. Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị và nông sản.

Đánh giá

0

0 đánh giá