Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Phân biệt các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế và nêu ví dụ minh hoạ

37

Với giải Câu hỏi trang 18 KTPL 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

Câu hỏi trang 18 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Phân biệt các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế và nêu ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

♦ Hội nhập kinh tế song phương:

- Đặc điểm:

+ Là sự liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau nhằm thiết lập và phát triển quan hệ giữa hai bên, góp phần thúc đẩy thương mại, liên kết đầu tư, đem lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp hai nước.

+ Hình thức này được thực hiện thông qua các hiệp định thương mại tự do, đầu tư trực tiếp nước ngoài,...

+ Do chỉ là quan hệ giữa hai nước nên dễ đạt được những thoả thuận và nghĩa vụ, ưu đãi phù hợp, chỉ áp dụng cho hai quốc gia kí kết.

- Ví dụ: Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác song phương với hơn 170 quốc gia trên thế giới, kí kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, xây dựng và nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với 17 nước

♦ Hội nhập kinh tế khu vực:

- Đặc điểm:

+ Là quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển thông qua các Tổ chức kinh tế khu vực, các Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực, Hiệp định đối tác kinh tế,...

+ Hình thức này giúp quốc gia hợp tác kinh tế sâu rộng và toàn diện với các nước trong khu vực và thế giới, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, phát triển xuất khẩu, du lịch,... tạo môi trường hoà bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác toàn diện trong khu vực và thế giới.

- Ví dụ: Việt Nam đã chủ động tham gia các hình thức hội nhập kinh tế khu vực như: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu,....

♦ Hội nhập kinh tế toàn cầu:

- Đặc điểm:

+ Là quá  trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu.

+ Đây là hình thức hội nhập sâu rộng nhất của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới tạo thêm nhiều cơ hội để hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức, khu vực trên toàn thế giới, mở rộng quan hệ thương mại ra thị trường toàn cầu,....

- Ví dụ: Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ Quốc tế,...

Đánh giá

0

0 đánh giá