Giải SGK Kinh tế Pháp luật 12 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Lập kế hoạch kinh doanh

1.4 K

Lời giải bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật lớp 12 Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KTPL 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

Mở đầu trang 39 KTPL 12: Em có ý tưởng kinh doanh một sản phẩm, hãy cho biết các bước em làm để hiện thực hoá ý tưởng đó.

Lời giải:

- Để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, em cần:

- Về cơ bản, một bản kế hoạch kinh doanh được lập sẽ bao gồm các bước:

+ Xác định ý tưởng kinh doanh.

+ Xác định mục tiêu kinh doanh (mục tiêu cần cụ thể, rõ ràng, thực tế, phù hợp khả năng).

+ Phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh, bao gồm sản phẩm, dịch vụ kinh doanh; khách hàng; thị trường; tài chính, nhân sự,...

+ Xác định chiến lược kinh doanh với chi tiết hoạt động và kế hoạch thực hiện hoạt động.

+ Đánh giá cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí trong quá trình kinh doanh.

1. Kế hoạch kinh doanh và sự cần th39ết phải lập kế hoạch kinh doanh

Câu hỏi trang 39 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết lập kế hoạch kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với chủ thể. Nêu ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

- Ý nghĩa: Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh:

+ Xác định được các mục tiêu, chiến lược thị trường;

+ Đưa ra phương hướng và phương thức thực hiện kinh doanh;

+ Đưa ra những quyết định tốt hơn trong quá trình kinh doanh;

+ Tăng khả năng huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

- Ví dụ: Nhận thấy quê hương mình rất phong phú về các loại thảo mộc và nhu cầu thị trường về dòng sản phẩm này thiên nhiên ngày càng tăng lên, anh H đã xây dựng kế hoạch kinh doanh mĩ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên. Sau khi đánh giá những thuận lợi và khó khăn, anh H nhận thấy kế hoạch kinh doanh của mình có khả thi. Nhờ xây dựng kế hoạch kinh doanh tốt, đánh giá đúng cơ hội, đối tượng khách hàng tiềm năng,… nên việc kinh doanh của anh H đã đạt được những thành công ban đầu.

Câu hỏi trang 39 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết bản kế hoạch kinh doanh có các nội dung gì. Làm rõ vai trò của từng nội dung và lấy ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

- Các nội dung trong bản kế hoạch kinh doanh:

+ Tóm tắt kế hoạch kinh doanh, gồm: Tên kế hoạch; ý tưởng kinh doanh; tổng quan về doanh nghiệp; đối tượng khách hàng; sản phẩm và dịch vụ; phân tích thị trường (đối thủ, điều kiện thuận lợi và khó khăn)

+ Định hướng kinh doanh, gồm: Xác định tính khả thi của ý tưởng kinh doanh; mô tả sản phẩm/ dịch vụ; mô doanh nghiệp; xác định các nhiệm vụ, phương án với mục đích dài hạn; tóm tắt phần trọng tâm nhất trong bản kế hoạch

+ Mục tiêu và chiến lược kinh doanh, gồm: Các mong muốn, kì vọng đạt được trong một khoảng thời gian nhất định mục tiêu và kế hoạch kinh doanh dài hạn của từng thời kỳ chiến lược kinh doanh tổng thể, dài hạn điều khiển các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đặt ra

+ Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh, gồm: Đánh giá thị trường: những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong quá trình kinh doanh; khách hàng mục tiêu; đối thủ cạnh tranh

+ Kế hoạch hoạt động, gồm: Kế hoạch sản xuất/ cung ứng dịch vụ; kế hoạch tổ chức vận hành, quản lí; kế hoạch marketing; kế hoạch tài chính; kế hoạch nhân sự

+ Rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí, gồm: Nghiên cứu, phân tích đánh giá nguy cơ có khả năng xuất hiện, mức độ ảnh hưởng trong quá trình doanh nghiệp đưa ra biện pháp phòng ngừa và biện pháp xử lí phù hợp

- Ví dụ minh họa (phần tóm tắt kế hoạch kinh doanh)

+ Tên kế hoạch: Kinh doanh cây cảnh mini

+ Đối tượng khách hàng: học sinh, sinh viên, người dân trên địa bàn thị trấn X

+ Sản phẩm, dịch vụ: hạt giống; chậu cây cảnh mini,…

+ Nguồn lực: có kiến thức và kĩ năng chuyên môn của ngành công nghệ sinh học; có mặt bằng sản xuất và kinh doanh; có nguồn vốn ban đầu…

+ Thị trường: nhu cầu sử dụng các sản phẩm cây cảnh mini của người dân ngày càng lớn; thị trường ít có đối thủ cạnh tranh vì khu vực thị trấn X chưa có chủ thể nào kinh doanh mặt hàng này.

2. Các bước lập kế hoạch kinh doanh

Câu hỏi trang 41 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Lập một bản kế hoạch kinh doanh của bản thân và thuyết trình về kế hoạch đó.

Lời giải:

Tên kế hoạch kinh doanh: KẾ HOẠCH KINH DOANH CÂY CẢNH MINI

Ý tưởng kinh doanh

- Sản phẩm: các loại cây cảnh mini, như: sen đã, xương rồng, lưỡi hổ, dương xỉ, kim tiền,…

- Đối tượng khách hàng: người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn thị trấn X và vùng phụ cận

- Nhu cầu của khách hàng:

+ Người dân có nhu cầu dùng cây cảnh mini để phục vụ nhu cầu cá nhân (trang trí nhà cửa; bàn làm việc,…), làm quà tặng

+ Các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng cây cảnh mini để trang trí văn phòng

- Nguồn cung ứng: các vườn, nông trại trồng cây cảnh ở vùng ngoại ô của thị trấn X đảm bảo cung ứng các sản phẩm chất lượng tốt, giá thành phải chăng,…

Mục tiêu kinh doanh

- Sáu tháng đầu: Được người tiêu dùng đón nhận và hài lòng về sản phẩm. Đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng đảm bảo và số lượng ngày càng tăng

- Một năm thu hồi vốn đầu tư ban đầu;

- Hai năm mở được hệ thống cửa hàng thứ hai và thứ ba đồng thời mở rộng quy mô thị trường ra toàn tỉnh/ thành phố X;

- Ba năm chiếm lĩnh 20% thị phần tại khu vực tỉnh/ thành phố X

- Xây dựng chuỗi thương hiệu cây cảnh và mở các lớp đào tạo về kĩ thuật chăm sóc cây cảnh và nghệ thuật bài trí cây cảnh tại nhà/ văn phòng; nghẹ thuật trang trí tiểu cảnh… sau năm năm hoạt động

Các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh

- Điểm mạnh: Cửa hàng có nguồn cung ứng cây cảnh ổn định; sản phẩm đa dạng; nhân viên có kiến thức và kĩ năng chăm sóc cây cảnh tốt…

- Điểm yếu: Cửa hàng chưa mạnh về nguồn tài chính, 50% vốn chủ, vốn vay 50%, đang kêu gọi vốn để thực hiện nhiều chương trình marketing xây dựng thương hiệu.

- Cơ hội: Chất lượng của cuộc sống ngày càng tăng nên cầu về thị trường cây cảnh tăng. Hoa tươi cũng được áp dụng nhiều trong việc tạo các sản phẩm như: chậu hoa; tiểu cảnh,...

- Thách thức: Đối thủ cạnh tranh có nhiều mức giá và chất lượng khác nhau, thoả mãn đa dạng nhu cầu của khác hàng…

Chiến lược kinh doanh

- Kế hoạch sản xuất/ cung ứng dịch vụ: thiết kế mẫu chậu cây cảnh/ tiểu cảnh (hòn non bộ; sân vườn,…) đa dạng, quy trình cung ứng nhanh, nhiều mức giá phù hợp

- Kế hoạch tài chính: theo dõi thu chi tài chính chặt chẽ thông qua hệ thống sổ sách nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tăng lợi nhuận trong kế hoạch tài chính

- Kế hoạch marketing: thực hiện quảng cáo trên nhiều phương tiện, da dạng về hình thức marketing để thu hút khách hàng

- Kế hoạch nguồn nhân lực: để phát triển nhân lực, thực hiện liên kết đơn vị đào tạo nâng cao kiến thức, kĩ năng cho nhân viên để đội ngũ nhân sự có tay nghề và thẩm mĩ trong thiết kế chậu cây, tiểu cảnh,…

Những cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí

- Rủi ro trong quá trình trồng và chăm sóc cây (ví dụ: cây bị chết, chậm phát triển,…) => biện pháp xử lí: tìm hiểu về đặc tính của từng loại cây cảnh để có kế hoạch chăm sóc phù hợp.

- Rủi ro khi có biến động tăng giá nguồn cung => biện pháp xử lí:

+ Thời gian đầu sẽ giữ giá bán, giảm lợi nhuận để giữ khách hàng, sau đó nâng dần mức giá phù hợp với thị trường.

+ Kí kết hợp đồng đầu ra với nông trại trồng cây để kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu

Dự kiến kết quả

- Đạt được 80% các mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 44 KTPL 12: Em hãy nêu nội dung của bản kế hoạch kinh doanh và cho ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

- Các nội dung trong bản kế hoạch kinh doanh:

+ Tóm tắt kế hoạch kinh doanh, gồm: Tên kế hoạch; ý tưởng kinh doanh; tổng quan về doanh nghiệp; đối tượng khách hàng; sản phẩm và dịch vụ; phân tích thị trường (đối thủ, điều kiện thuận lợi và khó khăn)

+ Định hướng kinh doanh, gồm: Xác định tính khả thi của ý tưởng kinh doanh; mô tả sản phẩm/ dịch vụ; mô doanh nghiệp; xác định các nhiệm vụ, phương án với mục đích dài hạn; tóm tắt phần trọng tâm nhất trong bản kế hoạch

+ Mục tiêu và chiến lược kinh doanh, gồm: Các mong muốn, kì vọng đạt được trong một khoảng thời gian nhất định mục tiêu và kế hoạch kinh doanh dài hạn của từng thời kỳ chiến lược kinh doanh tổng thể, dài hạn điều khiển các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đặt ra

+ Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh, gồm: Đánh giá thị trường: những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong quá trình kinh doanh; khách hàng mục tiêu; đối thủ cạnh tranh

+ Kế hoạch hoạt động, gồm: Kế hoạch sản xuất/ cung ứng dịch vụ; kế hoạch tổ chức vận hành, quản lí; kế hoạch marketing; kế hoạch tài chính; kế hoạch nhân sự

+ Rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí, gồm: Nghiên cứu, phân tích đánh giá nguy cơ có khả năng xuất hiện, mức độ ảnh hưởng trong quá trình doanh nghiệp đưa ra biện pháp phòng ngừa và biện pháp xử lí phù hợp

- Ví dụ minh họa (phần tóm tắt kế hoạch kinh doanh)

+ Tên kế hoạch: Kinh doanh cây cảnh mini

+ Đối tượng khách hàng: học sinh, sinh viên, người dân trên địa bàn thị trấn X

+ Sản phẩm, dịch vụ: hạt giống; chậu cây cảnh mini,…

+ Nguồn lực: có kiến thức và kĩ năng chuyên môn của ngành công nghệ sinh học; có mặt bằng sản xuất và kinh doanh; có nguồn vốn ban đầu…

+ Thị trường: nhu cầu sử dụng các sản phẩm cây cảnh mini của người dân ngày càng lớn; thị trường ít có đối thủ cạnh tranh vì khu vực thị trấn X chưa có chủ thể nào kinh doanh mặt hàng này.

Luyện tập 2 trang 44 KTPL 12: Em hãy nêu và giải thích vai trò của việc xây dựng kế hoạch kinh doanh và cho ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

- Vai trò: Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh:

+ Xác định được các mục tiêu, chiến lược thị trường;

+ Đưa ra phương hướng và phương thức thực hiện kinh doanh;

+ Đưa ra những quyết định tốt hơn trong quá trình kinh doanh;

+ Tăng khả năng huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

- Ví dụ: Nhận thấy quê hương mình rất phong phú về các loại thảo mộc và nhu cầu thị trường về dòng sản phẩm này thiên nhiên ngày càng tăng lên, anh H đã xây dựng kế hoạch kinh doanh mĩ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên. Sau khi đánh giá những thuận lợi và khó khăn, anh H nhận thấy kế hoạch kinh doanh của mình có khả thi. Nhờ xây dựng kế hoạch kinh doanh tốt, đánh giá đúng cơ hội, đối tượng khách hàng tiềm năng,… nên việc kinh doanh của anh H đã đạt được những thành công ban đầu.

Luyện tập 3 trang 45 KTPL 12: Em hãy bổ sung nội dung và sắp xếp lại trình tự sau để được các bước lập kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.

- Thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh, ngành và lĩnh vực hoạt động, môi trường kinh tế - xã hội và pháp luật

- Lập kế hoạch quảng bá, truyền thông thương hiệu cũng như giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp đến khách hàng

- Xây dựng phương án đến khách hàng giúp doanh nghiệp vẫn có thể trụ vững trong một vài trường hợp bất khả kháng

- Xây dựng mục tiêu rõ ràng trong từng thời kì để xác định được hướng đi và hoạt động trong tương lai

Lời giải:

- Các bước lập kế hoạch kinh doanh:

+ Bước 1: Xác định định hướng kinh doanh: Xây dựng tầm nhìn, kì vọng thể hiện mong muốn của chủ thể kinh doanh; và

+ Bước 2: Lập mục tiêu và chiến lược kinh doanh: Đặt ra mục tiêu, mục đích trong từng thời kì;

+ Bước 3: Phân tích các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh: Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với chủ thể

+ Bước 4: Xây dựng kế hoạch hoạt động: Nội dung, cách thức tổ chức thực hiện mục tiêu kinh doanh;

+ Bước 5: Phân tích rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí: Phòng ngừa và giải quyết rủi ro.

Luyện tập 4 trang 45 KTPL 12: Em hãy thảo luận cùng các bạn, xây dựng tiêu chí để đánh giá bản kế hoạch kinh doanh.

Lời giải:

- Tiêu chí về nội dung:

+ Tính vượt trội: sản phẩm/ dịch vụ kinh doanh có điểm gì nổi trội so với các sản phẩm/ dịch vụ khác trên thị trường?

+ Tính mới mẻ, độc đáo: khi đã có quá nhiều sản phẩm/ dịch vụ liên quan xuất hiện trên thị trường, làm thế nào để sản phẩm của bạn có tính mới mẻ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm/ dịch vụ đã có.

+ Tính hữu dụng: sản phẩm/ dịch vụ của bạn có sức sống lâu dài, tính hữu dụng cao và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng không?

+ Tính khả thi: sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể thực hiện chứ không phải nghĩ hay vẽ ra những hoạt động kinh doanh bất khả thi.

+ Lợi thế cạnh tranh: cách thức kinh doanh của bạn phải có tiến bộ, có khả năng cạnh tranh hơn so với các cách thức kinh doanh đang có.

- Tiêu chí về hình thức:

+ Trình bày rõ ràng, khoa học

+ Bản kế hoạch phải được căn chỉnh định dạng đúng theo thể thức văn bản về: cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề, dãn dòng,…

Vận dụng

Vận dụng trang 45 KTPL 12: Dựa vào tiêu chí đã xây dựng ở bài tập 4 để đánh giá kế hoạch kinh doanh của bản thân.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Về hình thức: bản kế hoạch kinh doanh của em đã đáp ứng được các tiêu chí như:

+ Trình bày rõ ràng, khoa học

+ Căn chỉnh định dạng đúng theo thể thức văn bản về: cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề, dãn dòng,…

- Về nội dung:

+ Kế hoạch kinh doanh của em đã đáp ứng được các tiêu chí:

▪ Tính mới mẻ, độc đáo (thể hiện ở việc: vừa kinh doanh chậu cây cảnh mini, vừa thiết kế và kinh doanh các tiểu cảnh mini…)

▪ Tính hữu dụng

▪ Tính khả thi

+ Một số hạn chế trong kế hoạch kinh doanh của em: chưa phân tích rõ lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác trên thị trường; chưa nhận thức được hết những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh,…

Xem thêm các bài giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 4: An sinh xã hội

Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 12 Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

1. Kế hoạch kinh doanh và sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh

- Kế hoạch kinh doanh là bản phác thảo quá trình kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định.

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh | Kinh tế Pháp luật 12

Kế hoạch kinh doanh (minh họa)

- Kế hoạch kinh doanh bao gồm các nội dung sau: tóm tắt kế hoạch kinh doanh; định hướng, ý tưởng kinh doanh; mục tiêu và chiến lược kinh doanh; các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh; kế hoạch hoạt động; rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí.

- Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh xác định được các mục tiêu, chiến lược thị trường, đưa ra phương hướng và phương thức thực hiện kinh doanh; đưa ra những quyết định tốt hơn trong quá trình kinh doanh; tăng khả năng huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

2. Các bước lập kế hoạch kinh doanh

- Các bước lập kế hoạch kinh doanh:

+ Bước 1: Xác định định hướng kinh doanh: Xây dựng tầm nhìn, kì vọng thể hiện mong muốn của chủ thể kinh doanh; và

+ Bước 2: Lập mục tiêu và chiến lược kinh doanh: Đặt ra mục tiêu, mục đích trong từng thời kì;

+ Bước 3: Phân tích các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh: Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với chủ thể

+ Bước 4: Xây dựng kế hoạch hoạt động: Nội dung, cách thức tổ chức thực hiện mục tiêu kinh doanh;

+ Bước 5: Phân tích rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí: Phòng ngừa và giải quyết rủi ro.

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh | Kinh tế Pháp luật 12

Biểu đồ SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro)

Đánh giá

0

0 đánh giá