Giải SGK Kinh tế Pháp luật 12 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): An sinh xã hội

765

Lời giải bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật lớp 12 Bài 4: An sinh xã hội sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KTPL 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 4: An sinh xã hội

Mở đầu trang 32 KTPL 12: Em hãy kể một số chính sách, hoạt động an sinh xã hội và cho biết ý nghĩa của các chính sách đó đối với xã hội

Lời giải:

- Hiện nay, hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam bao gồm:

+ Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo: tăng cường cơ hội việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người dân.

+ Chính sách bảo hiểm xã hội: hỗ trợ người dân phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, hết tuổi lao động.....

+ Chính sách trợ giúp xã hội: trợ cấp thường xuyên cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, trẻ mồ côi, người khuyết tật,...) và trợ cấp dột xuất cho người dân gặp rủi ro (thiên tai, dịch bệnh,...) để họ ổn định cuộc sống.

+ Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản: hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin).

1. Khái niệm và một số chính sách an sinh xã hội

Câu hỏi trang 32 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết thế nào là an sinh xã hội.

Lời giải:

An sinh xã hội là hệ thống các chính sách, chương trình do Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện giải quyết các vấn đề xã hội nhằm hỗ trợ, giúp đỡ toàn xã hội, các cá nhân gặp phải rủi ro hoặc biến cố xã hội; bảo đảm cho mọi người dân có được mức tối thiểu về thu nhập, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, đem lại hạnh phúc, an bình cho nhân dân.

Câu hỏi trang 32 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Nhận xét kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.

Lời giải:

Trong thời gian quan, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia. Cụ thể:

+ Thu nhập bình quân đầu người tăng lên; tỉ lệ hộ nghèo giảm, từ gần 60% vào năm 1986 xuống còn dưới 3% vào năm 2022.

+ Số người tham gia bảo hiểm xã hội tăng.

+ Những người có hoàn cảnh khó khăn được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ

+ Các dịch vụ xã hội cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của toàn dân.

Câu hỏi trang 32 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Kể tên các chính sách an sinh xã hội và nêu ý nghĩa của từng chính sách.

Lời giải:

Hiện nay, hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam bao gồm:

+ Chính sách việc làm, bảo đảm thu nhập và giảm nghèo: tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người lao động yếu thế.

+ Chính sách bảo hiểm xã hội: giúp người lao động và gia đình của họ phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro, ổn định cuộc sống khi thu nhập bị giảm hoặc bị mất khi gặp phải rủi ro trong quá trình lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất.

+ Chính sách trợ giúp xã hội: hỗ trợ thường xuyên đối với người có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột xuất cho người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống khi gặp các rủi ro như: trẻ mồ côi, người khuyết tật, người cao tuổi, người dân gặp thiên tai, dịch bệnh..

+ Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản: giúp người dân tiếp cận hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông ở mức tối thiểu.

2. Vai trò của an sinh xã hội

Câu hỏi trang 35 KTPL 12: Dựa vào bảng 4.1 và thông tin trong bài, em hãy: Nhận xét gì kết quả thực hiện chính sách an sinh xã hội của Việt Nam.

Dựa vào bảng 4.1 và thông tin trong bài, em hãy: Nhận xét gì kết quả thực hiện chính sách an sinh xã hội của Việt Nam

Lời giải:

Nhận xét:

- Trong giai đoạn 2018 - 2022, hệ thống sinh xã hội Việt Nam đã đảm bảo công bằng, toàn diện, tiếp cận được chuẩn quốc tế, đảm bảo người dân được thụ hưởng nhiều hơn thành quả phát triển kinh tế - xã hội.

- An sinh xã hội được quan tâm thực hiện và bảo đảm:

+ Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp cơ cấu lại lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trong nước và đưa người lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài.

+ Chương trình mục tiêu quốc gia đã hướng đến giảm nghèo bền vững, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của cả nước đã giảm.

+ Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường.

+ Đời sống người dân không ngừng được cải thiện, tạo sinh kế và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Câu hỏi trang 35 KTPL 12: Dựa vào bảng 4.1 và thông tin trong bài, em hãy: Cho biết an sinh xã hội có vai trò gì đối với các đối tượng được hưởng chính sách an sinh xã hội; sự phát triển kinh tế, xã hội và Nhà nước.

Dựa vào bảng 4.1 và thông tin trong bài, em hãy: Cho biết an sinh xã hội có vai trò gì

Lời giải:

Vai trò của An sinh xã hội

- Đối với đối tượng được hưởng chính sách an sinh xã hội:

+ An sinh xã hội hỗ trợ người dân chủ động ngăn ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro do các biến cố trong đời sống, sức khoẻ, sản xuất kinh doanh và môi trường tự nhiên; bảo đảm điều kiện sống tối thiểu của người dân.

+ Đồng thời, an sinh xã hội còn trợ giúp xã hội cho những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương khi không có khả năng tạo thu nhập.

- Đối với sự phát triển kinh tế, xã hội:

+ Chính sách xã hội tích cực, nhân văn đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, từng bước thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

+ Việc chăm lo, bảo đảm cho con người Việt Nam có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phản ánh tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, thúc đẩy gắn kết và phát triển xã hội.

- Đối với Nhà nước:

+ Hệ thống chính sách xã hội đồng bộ, toàn diện, bảo đảm quyền an sinh xã hội của người dân, giúp Nhà nước giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao hiệu quả quản lí.

+ Mục tiêu cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân, giúp Nhà nước giữ vững ổn định chính trị, xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 37 KTPL 12: Em đồng tình với nhận định nào sau đây về an sinh xã hội?

a. Mọi người dân đều có quyền hưởng an sinh xã hội thông qua các chương trình, kế hoạch của Nhà nước.

b. An sinh xã hội hướng tới đảm bảo mức tối thiểu về thu nhập, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho mọi người dân.

c. Nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân, đem lại hạnh phúc, an bình cho nhân dân, Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội.

d. Hệ thống an sinh xã hội chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề giảm nghèo.

Lời giải:

- Nhận định a. Không đồng tình, vì: Ở Việt Nam, Điều 34 Hiến pháp năm 2013 quy định “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”. Như vậy, “quyền được bảo đảm an sinh xã hội” là quyền công dân. Đây không phải là quyền dành cho tất cả mọi người mà chỉ dành riêng cho công dân Việt Nam; những người không có quốc tịch Việt Nam thì không có quyền này theo Hiến pháp năm 2013.

- Nhận định b, c. Đồng tình, vì: An sinh xã hội là hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm bảo đảm cho mọi người dân ít nhất có được mức tối thiểu về thu nhập, có cơ hội tiếp cận ở mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin,...

- Nhận định d. Không đồng tình, vì: Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam bao gồm các chính sách cơ bản sau: chính sách hỗ trợ việc làm, chính sách về bảo hiểm, chính sách trợ giúp xã hội, chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản.

Luyện tập 2 trang 37 KTPL 12: Em nhận xét gì về hoạt động thực hiện chính sách an sinh xã hội sau?

a. Ngành y tế đã triển khai nhiều giải pháp giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên và tăng cường nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; phát triển và nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình.

b. Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng hỗ trợ cho học sinh, sinh viên quy định tại Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg và khoản 1 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg đã hỗ trợ học sinh, sinh viên trang trải chi phí học tập, sinh hoạt, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại,...

c. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", các quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội hưởng ứng, trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc.

d. Nhiều địa phương tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần, sức khoẻ cho người cao tuổi bằng các nguồn lực xã hội hoá, duy trì các hoạt động thăm khám, chăm sóc sức khoẻ, các phong trào văn hoá, thể dục thể thao dành cho người cao tuổi. Những hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dân số trong cả nước.

Lời giải:

- Nhận xét: Qua những thông tin trên, có thể thấy:

+ Các chủ thể (ngành y tế, chính phủ, chính quyền tại các địa phương,…) đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về an sinh xã hội.

+ Việc thực hiện công tác an sinh xã hội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận; đóng góp tích cực vào sự phát triển ổn định của đất nước.

Luyện tập 3 trang 38 KTPL 12: Em hãy trình bày bài thuyết trình về vai trò của chính sách an sinh xã hội và nêu ví dụ để làm rõ vai trò của chính sách đó.

Lời giải:

♦ Vai trò của chính sách an sinh xã hội

- Đối với đối tượng được hưởng chính sách an sinh xã hội:

+ An sinh xã hội hỗ trợ người dân chủ động ngăn ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro do các biến cố trong đời sống, sức khoẻ, sản xuất kinh doanh và môi trường tự nhiên; bảo đảm điều kiện sống tối thiểu của người dân.

+ Đồng thời, an sinh xã hội còn trợ giúp xã hội cho những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương khi không có khả năng tạo thu nhập.

- Đối với sự phát triển kinh tế, xã hội:

+ Chính sách xã hội tích cực, nhân văn đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, từng bước thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

+ Việc chăm lo, bảo đảm cho con người Việt Nam có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phản ánh tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, thúc đẩy gắn kết và phát triển xã hội.

- Đối với Nhà nước:

+ Hệ thống chính sách xã hội đồng bộ, toàn diện, bảo đảm quyền an sinh xã hội của người dân, giúp Nhà nước giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao hiệu quả quản lí.

+ Mục tiêu cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân, giúp Nhà nước giữ vững ổn định chính trị, xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.

♦ Ví dụ:

- Chính sách việc làm của Việt Nam đã hỗ trợ người lao động có việc làm và thu nhập, chất lượng cuộc sống nâng lên. Năm 2022, lao động có việc làm trong các ngành kinh tế đạt 50,6 triệu người. Tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2022 là 2,21%. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 55 961 000 đồng. 441940 Công tác giảm nghèo đạt kết quả nổi bật, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Tỉ lệ hộ nghèo từ gần 60% vào năm 1986 đã giảm xuống còn dưới 3%.

- Chính sách bảo hiểm xã hội Việt Nam đóng vai trò trung tâm trong lưới an sinh xã hội, giúp người lao động chống đỡ các rủi ro mất hoặc suy giảm thu nhập nếu người lao động không may không thể làm việc, mất việc làm do bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động... hoặc nghỉ hưu do tuổi già. Năm 2021, số người tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp tăng. Tổng số thu bảo hiểm đạt 477,3 nghìn tỉ đồng, tổng số chỉ bảo hiểm đạt 393,6 nghìn tỉ đồng.

- Chính sách trợ giúp xã hội tại Việt Nam hướng vào hỗ trợ hộ nghèo về bảo hiểm y tế, sản xuất, tiền điện; hỗ trợ dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số. Cả nước đã thành lập được 425 cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, chăm sóc trẻ em, người tâm thần và 23 trung tâm công tác xã hội. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động cứu trợ kịp thời cho người dân, hỗ trợ 182 900 tấn gạo cứu đói cho gần 12,194 triệu lượt nhân khẩu và hàng nghìn tỉ đồng cho các địa phương khắc phục hậu quả do thiên tai, dành hàng trăm tỉ đồng chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn vào các dịp lễ, tết.

Luyện tập 4 trang 38 KTPL 12: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

a. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại tỉnh B tích cực hỗ trợ người dân vùng lũ lụt tiền, quà cứu trợ sớm vượt qua khó khăn, ổn định đời sống và sản xuất.

b. Chủ doanh nghiệp A đã tham gia đóng góp vào Quỹ xoá đói giảm nghèo của địa phương. Đồng thời, vận động người thân giúp đỡ các hộ gia đình gặp khó khăn,  giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

c. Doanh nghiệp T không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp.

- Em có nhận xét gì về việc làm của các chủ thể qua các trường hợp trên?

Lời giải:

+ Trường hợp a và b. Mặt trận Tổ quốc của tỉnh B và Doanh nghiệp A đã có tinh thần trách nhiệm cao và có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về an sinh xã hội.

+ Trường hợp c. Doanh nghiệp T đã có hành vi vi phạm pháp luật; không đảm bảo an sinh và các quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Luyện tập 4 trang 38 KTPL 12: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

a. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại tỉnh B tích cực hỗ trợ người dân vùng lũ lụt tiền, quà cứu trợ sớm vượt qua khó khăn, ổn định đời sống và sản xuất.

b. Chủ doanh nghiệp A đã tham gia đóng góp vào Quỹ xoá đói giảm nghèo của địa phương. Đồng thời, vận động người thân giúp đỡ các hộ gia đình gặp khó khăn,  giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

c. Doanh nghiệp T không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp.

- Theo em, học sinh thực hiện trách nhiệm của công dân về an sinh xã hội như thế nào?

Lời giải:

Để phát huy trách nhiệm công dân về an sinh xã hội, mỗi cá nhân, tổ chức cần:

+ Nhận thức đúng đắn về vai trò của an sinh xã hội;

+ Tích cực tham gia và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các chính sách về an sinh xã hội để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

+ Phê phán, đấu tranh chống lại các hành vi đi ngược lại chủ trương, chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

Vận dụng

Vận dụng trang 38 KTPL 12: Em hãy kể tên một số hoạt động thực hiện chính sách an sinh xã hội, kết quả thực hiện và nêu vai trò của chính sách an sinh xã hội ở địa phương.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Hà Nội phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân

Chính sách an sinh xã hội đã khẳng định vai trò là xương sống của hệ thống chính sách xã hội trong phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các rủi ro của người dân trong cuộc sống... Trong Chương trình số 08-CTr/TU về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025”, Thành ủy Hà Nội đề ra mục tiêu tổng quát là giải quyết hài hòa, hiệu quả giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và quản trị xã hội; trong đó, phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân; phấn đấu đạt nhiều chỉ tiêu cao hơn mức chuẩn quốc gia, góp phần xây dựng thành phố Hà Nội phát triển nhanh, bền vững và tiến bộ.

Tính đến cuối năm 2021, toàn thành phố Hà Nội còn khoảng 0,2% hộ nghèo và 1,56% hộ cận nghèo; có 11/30 quận, huyện, thị xã không còn hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới); đã giải quyết việc làm cho gần 180.000 người, đạt 112,2% kế hoạch; hỗ trợ an sinh xã hội cho hơn 5 triệu lượt người; hỗ trợ những người gặp khó khăn bằng tiền mặt; hỗ trợ tiền sử dụng nước sạch; miễn, giảm học phí,… với tổng ngân sách dành cho việc thực hiện các chính sách đặc thù của thành phố lên đến 10.640,4 tỷ đồng và riêng kinh phí hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 là 6.527,9 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, tính đến trung tuần tháng 9-2022, thành phố đã hoàn thành việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ “Về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19”, thẩm định hồ sơ và phê duyệt hỗ trợ cho 2.610.829 lượt đối tượng, với kinh phí 2.659,769 tỷ đồng. Các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy thị trường lao động luôn được quan tâm, triển khai có hiệu quả hệ thống 8 điểm, 5 sàn giao dịch việc làm vệ tinh(1) tại các quận, huyện...; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng, số người tham gia tăng nhanh và dần trở thành trụ cột quan trọng của hệ thống an sinh xã hội… Ngoài ra, thành phố Hà Nội thực hiện hiệu quả các chính sách xã hội, bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin...

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, việc làm của người dân, để giúp người lao động có việc làm và thu nhập ổn định, các cấp, ngành cần chú trọng đến công tác dạy nghề, giải quyết việc làm gắn với nhu cầu sử dụng lao động. Song song với đó là đa dạng hóa các nguồn lực huy động, đẩy mạnh xã hội hóa, ưu tiên dành các nguồn lực nhằm giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, nhất là các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số..., tạo điểm tựa an sinh vững chắc, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô.

Bảo hiểm thành phố Hà Nội Hà Nội đã chi trả cho trên 1,680 triệu người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và người lao động tạm dừng bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền trên 4.000 tỷ đồng, theo quy định tại Nghị quyết số 116/NQ-CP “Về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp”.

Đối với sách đặc thù cho các đối tượng quy định tại Nghị quyết số 15/NQ-HĐND, của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định một số chính sách đặc thù của thành phố Hà Nội hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, đến nay, các địa phương đã phê duyệt và thực hiện hỗ trợ đối với 8/8 nhóm đối tượng quy định tại Nghị quyết số 15/NQ-HĐND; rà soát và ra quyết định hỗ trợ cho trên 297.000 người, hộ kinh doanh với kinh phí phê duyệt là hơn 316 tỷ đồng, đã tổ chức chi trả cho trên 296.000 đối tượng với kinh phí gần 315 tỷ đồng.

Từ năm 2022, một số trường hợp đặc biệt còn được hỗ trợ theo chính sách đặc thù để có mức sống trên mức chuẩn nghèo. Theo đó, đối với trường hợp trẻ em dưới 15 tuổi, người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật đặc biệt nặng, người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ có mức hỗ trợ hằng tháng là 2 triệu đồng/người đối với khu vực nông thôn; 2,5 triệu đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị. Đối với trường hợp người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có khả năng tự phục vụ bản thân sẽ nhận mức hỗ trợ hằng tháng là 440.000 đồng/người. Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế theo diện hộ gia đình cho thành viên hộ nghèo được công nhận thoát nghèo đồng thời thoát cận nghèo, thành viên hộ cận nghèo được công nhận thoát cận nghèo. Thời gian hỗ trợ 36 tháng kể từ tháng được công nhận thoát nghèo, thoát cận nghèo...

Để triển khai có hiệu quả Chương trình số 08-CTr/TU, các sở, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bằng các đề án, kế hoạch, cụ thể. Kết quả: Về phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, đến nay, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 168.443/160.000 lao động, đạt 105,2% kế hoạch năm (tăng 44% so với cùng kỳ năm 2021). Bên cạnh đó, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 92,1% dân số (kế hoạch Chương trình 08-CTr/TU năm 2022 là 92,5%). Trong công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thành phố Hà Nội duy trì hệ thống giám sát phát hiện bệnh truyền nhiễm, cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 với số mắc liên tục giảm từ giữa tháng 3-2022. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, đẩy mạnh tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng. Các bệnh viện tiếp tục nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, bố trí khoa khám, chữa bệnh để nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh phù hợp với công tác phòng, chống dịch bệnh trong tình hình mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU, như ý thức chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội của một số đơn vị sử dụng lao động chưa cao; nợ bảo hiểm xã hội tồn đọng, kéo dài; tình hình sản xuất, kinh doanh của một số đơn vị sử dụng lao động vẫn còn nhiều khó khăn, chưa thực hiện việc trích nộp hằng tháng theo quy định...; một số văn bản thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU còn chậm được ban hành; nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn thành phố Hà Nội dù được quan tâm bổ sung hằng năm nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.

Xem thêm các bài giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Bảo hiểm

Bài 4: An sinh xã hội

Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 12 Bài 4: An sinh xã hội

1. An sinh xã hội và một số chính sách an sinh xã hội cơ bản

- Khái niệm: An sinh xã hội là hệ thống các chính sách, chương trình do Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện giải quyết các vấn đề xã hội nhằm bảo đảm cho mọi người dân có được mức tối thiểu về thu nhập, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, đem lại hạnh phúc, an bình cho nhân dân.

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 4: An sinh xã hội | Kinh tế Pháp luật 12

- Một số chính sách an sinh xã hội:

+ Chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững, tăng cường cơ hội có việc làm cho người lao động yếu thế.

+ Chính sách bảo hiểm xã hội giúp người lao động và gia đình của họ phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro, ổn định cuộc sống khi thu nhập bị giảm hoặc bị mất khi gặp phải rủi ro.

+ Chính sách trợ giúp xã hội hỗ trợ thường xuyên đối với người có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột xuất cho người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống khi gặp các rủi ro.

+ Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản giúp người dân tiếp cận hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu.

2. Vai trò của an sinh xã hội:

- Đối với đối tượng được hưởng chính sách an sinh xã hội:

+ Hỗ trợ người dân chủ động ngăn ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro do các biến cố trong cuộc sống;

+ Trợ giúp xã hội cho những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương khi không có khả năng tạo thu nhập.

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 4: An sinh xã hội | Kinh tế Pháp luật 12

- Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:

+ Góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, từng bước thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển;

+ Đóng góp vào sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế bền vững, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Đối với Nhà nước:

+ Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước;

+ Giữ vững ổn định chính trị, xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.

Đánh giá

0

0 đánh giá