Em hãy xác định chỉ tiêu phát triển kinh tế trong các thông tin sau và nhận xét về sự thay đổi của các chỉ tiêu

60

Với giải Luyện tập 3 trang 14 KTPL 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 1: Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế

Luyện tập 3 trang 14 KTPL 12: Em hãy xác định chỉ tiêu phát triển kinh tế trong các thông tin sau và nhận xét về sự thay đổi của các chỉ tiêu này:

a. Năm 2020, GNI bình quân đầu người của Việt Nam tăng gần gấp hai lần so với năm 2011. Trong giai đoạn từ 2011 - 2020, trung bình mỗi năm, GNI bình quân đầu người tăng 7%. Trong đó, năm tăng nhiều nhất là năm 2012, tăng 12% so với năm 2011.

b. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam năm 2021 là 0,703, tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, từ 117/189 quốc gia vào năm 2019 lên 115/191 quốc gia trong năm 2021. Chỉ số sức khoẻ của Việt Nam đạt mức cao nhất trong ba chỉ số thành phần.

c. Bất bình đẳng thu nhập trong các tầng lớp dân cư ngày càng giảm khi hệ số Gini giảm từ 0,431 năm 2016 xuống còn 0,373 năm 2020. Thông qua hệ số Gini cho thấy, bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam biến động không nhiều, giảm từ 0,431 xuống 0,373 và nằm trong ngưỡng an toàn, hiệu quả, phù hợp cho mục tiêu tăng trưởng cao.

Lời giải:

- Thông tin a.

+ Chỉ tiêu: Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/ người)

+ Nhận xét: trong giai đoạn 2011 – 2020, GNI/ người của Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng. Cụ thể là: năm 2020, GNI bình quân đầu người của Việt Nam tăng gần gấp hai lần so với năm 2011.

- Thông tin b.

+ Chỉ tiêu: chỉ số phát triển con người (HDI)

+ Nhận xét: so với giai đoạn trước, chỉ số HDI của Việt Nam năm 2021 đã có sự tăng lên, cụ thể: chỉ số HDI Việt Nam năm 2021 là 0,703, được xếp hạng 115/191 quốc gia trên thế giới.

- Thông tin c.

+ Chỉ tiêu: chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

+ Nhận xét: từ 2016 – 2020, hệ số Gini của Việt Nam đã giảm 0.058 (0,431 năm 2016 xuống còn 0,373 năm 2020) và nằm trong ngưỡng an toàn, hiệu quả, phù hợp cho mục tiêu tăng trưởng cao.

Đánh giá

0

0 đánh giá