Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phản sự đền Tản Viên và trong truyện Thạch Sanh Ngữ văn 12 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phản sự đền Tản Viên và trong truyện Thạch Sanh
Đề bài: So sánh yếu tố kì ảo trong:"Chuyện chức phản sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ với yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích "Thạch Sanh".
Dàn ý So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phản sự đền Tản Viên và trong truyện Thạch Sanh
+ Mở bài : Nêu vấn đề cần nghị luận: so sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đến Tản Viên và yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích Thạch Sanh.
+ Thân bài :
Điểm tương đồng, ví dụ: cùng xuất hiện những mô típ như: vong hồn vẫn tồn tại sau khi chết hoặc trong thế giới thần linh cũng có sự phân chia Thiên - Ác.
Điểm khác biệt, ví dụ: Truyện Thạch Sanh để cao triết lí sống “ở hiền gặp lành", kẻ ác phải chịu báo ứng còn tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để cao sự cứng cỏi, can đảm của kẻ sĩ, đấu tranh tìm sự công.
+ Kết bài: Khái quát ý nghĩa của vấn đề, ví dụ: Văn học dân gian có vai trò như thế nào với văn học viết? Nhà văn cần tiếp nhận văn học dân gian một cách sáng tạo ra sao?....
So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phản sự đền Tản Viên và trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 1
Việc sử dụng yếu tố kì ảo của hai tác phẩm có nhiều điểm tương đồng. Trước hết, trong cả hai tác phẩm Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên và truyện cổ tích Thạch Sanh đều xuất hiện những nhân vật kì ảo, không có thật. Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, hình ảnh các nhân vật kì ảo được miêu tả vô cùng chi tiết, ẩn giấu những ý nghĩa như hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi là tên tướng bại trận của Bắc Triều, cái hồn bơ vơ ở Nam Triều, tranh miếu chiếm đền Thổ Công. Đây là hiện thân của cái ác, lừa lọc, giả dối. Hay hình ảnh nhân vật Thổ Công giữ chức Ngực sự đại phu từ thời Lý Nam Đế, chết vì cần vương.. Diêm Vương là người đứng đầu Minh ti, trực tiếp phán xử vụ án giữa Tử Văn và hồn ma tướng giặc. Đây đều là những nhân vật kì ảo, không có thực, góp phần thể hiện cốt truyện. Còn trong truyện cổ tích Thạch Sanh, cũng có những nhân vật không có thực, chỉ tồn tại trong thế giới cổ tích như: Ngọc Hoàng, thái tử, chằn tinh.. , đồ vật thần kì như niêu cơm thần ăn mãi không hết, tiếng đàn giúp cho Thạch Sanh được giải oan. Tiếp đó, sự tương đồng còn được thể hiện trong mô típ của cả hai tác phẩm: vong hồn vẫn còn tồn tại sau khi chết, trong thế giới thần linh có sự phân chia Thiện- Ác… Đây là mô típ với những tình tiết khá quen thuộc xuất hiện trong nền văn học Việt Nam từ thể loại truyện cổ tích thần kì tới truyện truyền kì.
Mặc dù vậy, yếu tố kì ảo được sử dụng có những điểm khác biệt nhất định. Đầu tiên, sự xuất hiện của nhân vật chính trong cả hai tác phẩm: Truyện Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên với nhân vật chính là Ngô Tử Văn, được tác giả giới thiệu vô cùng cụ thể: tên, nơi sinh gắn với những địa điểm có thật “huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang”. Truyện cổ tích Thạch Sanh, nhân vật chính Thạch Sanh có nguồn gốc xuất thân kì ảo: Là thái tử do Ngọc hoàng cử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già nghèo khó nhưng tốt bụng luôn giúp đỡ mọi người…Tiếp đó, sự khác nhau được thể hiện trong kết thúc truyện: Nếu như trong Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên, Tử Văn trở về, nhận chức phán sự đền Tản Viên thì ở truyện cổ tích Thạch Sanh, Thạch Sanh được kết duyên với công chúa và được truyền lại ngôn vua. Hơn thế nữa, về giá trị của tác phẩm được thể hiện qua mô típ chuyện cũng có nhiều điểm riêng biệt: Truyện cổ tích Thạch Sanh đã đề cao triết lý sống: “ ở hiền gặp lành”, kẻ ác phải chịu báo ứng còn trong Chức phán sự đền Tản Viên đề cao sự cứng cỏi, can đảm của kẻ sĩ, đấu tranh tìm sự công bằng không phải cho mình mà cho người yếu thế.
Qua sự phân tích, đánh giá giữa những điểm tương đồng và khác biệt, ta có thể thấy yếu tố kì ảo trong thể loại truyền kì là sự kế tục của thể loại văn học dân gian: Sự xuất hiện của những nhân vật kì ảo không có thực hay là mô típ truyện có những chi tiết hoang đường, huyền ảo như: người chết sống lại, thế giới thần linh cũng phân chia thiện ác… Dòng truyện kì ảo trung đại, dù vẫn còn mang bóng dáng của văn học dân gian, nhưng đây là những sáng tác đậm dấu ấn cá nhân của tác giả, gắn liền với sự bừng ngộ, sự ý thức của con người đối với hiện thực. Cảm hứng của Nguyễn Dữ khi sáng tác Truyền kì mạn lục là lấy cái “ kì” để nói cái “ thực”.. Vì lẽ đó, yếu tố kì ảo được sử dụng như một phương thức kể chuyện khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động. Ngoài ra, yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực đan xen vào nhau, cùng tồn tại để bộ lộ tư tưởng của tác giả. Điều này khác với truyền cổ tích Thạch Sanh khi mà yếu tố kì ảo có vai trò to lớn, không thể thiếu trong sự phát triển tình tiết, giải quyết xung đột: chiếc đàn thần, niêu cơm của Thạch Sanh….
So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phản sự đền Tản Viên và trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 2
Tuy là hai tác phẩm khác thể loại nhưng những yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích Thạch Sanh và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên có những nét tương đồng.
Đầu tiên ta thấy một cách rõ ràng mô típ về thế giới thần linh, ma quỷ - nơi có những thế lực siêu nhiên mang nhiều sức mạnh vượt quá con người. Ở thế giới đó, vong hồn vẫn tồn tại sau khi chết và giao tiếp với con người dương gian. Với mô típ này đã tạo nên một thế giới kì bí, ẩn chứa những bí ẩn của siêu nhiên. Đó cũng chính là điểm cuốn hút và hấp dẫn người đọc để khai phá và tăng sức hấp dẫn của chuyện kể.
Điểm tương đồng thứ hai chính là sự gặp gỡ giữa dương gian và thế giới thần linh kì bí. Ấy là ở thế giới thần linh cũng có sự phân chia Thiện - Ác. Ta bắt gặp trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên một Diêm Vương uy nghi, luôn công bằng và đứng về lẽ phải, một thổ công hiền hậu, có công với đất nước, luôn mong muốn đưa đến phúc đức cho nhân dân. Còn trong Thạch Sanh đó là vị Ngọc Hoàng sáng suốt và đầy lòng trắc ẩn, khi đã ban xuống cho đôi vợ chồng hiền hậu, tốt bụng nhưng tuổi đã già mãi chưa có con. Ngọc Hoàng đã chấp nhận để con trai của mình, đường đường là một vị thái tử nhưng xuống hạ giới để làm con trai của đôi vợ chồng kia. Quả là một món quà trời ban !. Bên cạnh đó cũng có không ít yêu ma, quỷ quái cũng có phép thần thông như chằn tinh, đại bàng thần trong Thạch Sanh, hay các quan ăn hối lộ dưới Minh ti, viên bách hộ họ Thôi trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Thông qua việc xây dựng nhân vật có ác, có thiện, tác giả muốn gửi gắm thông điệp ẩn sâu trong thế giới thần linh chính là đại diện cho thế giới dương gian đang tồn tại.
Giữa hai câu chuyện còn có sự tương đồng về quan niệm cái ác khó bị triệt tiêu. Thông qua yếu tố kì ảo, hai câu chuyện đã thể hiện sự tồn tại dai dẳng của cái ác. Như trong Thạch Sanh hồn ma của chằn tinh và đại bàng vẫn luôn bám lấy và hãm hại Thạch Sanh. Còn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là sự hoành hành tác quái bao năm của viên bách hộ họ Thôi dưới trướng là thần đền ban phúc lộc. Thông qua việc thể hiện cái ác khó bị triệt tiêu để nhằm tôn lên vinh quang chiến thắng của cái thiện, là một cuộc đấu tranh gian khó nhưng cuối cùng cái thiện vẫn chiến thắng vẻ vang.
Bên cạnh những điểm tương đồng, yếu tố kì ảo và giá trị của chúng cũng có sự khác biệt giữa truyện cổ tích Thạch Sanh và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
Đầu tiên, trong Thạch Sanh các yếu tố thần kì tham gia vào cốt truyện để giúp đỡ những nhân vật bất hạnh và tiếp thêm sức mạnh cho người đứng ra bảo vệ cái thiện còn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, yếu tố thần kì là nơi để thể hiện tính cách nhân vật. Cụ thể trong Thạch Sanh, nhân vật Thạch Sanh được Ngọc Hoàng sai tiên ông dạy đủ thứ võ nghệ cao cường và mọi phép thần thông, chính điều đó đã giúp cho Thạch Sanh có thể giành chiến thắng về sau. Tuy nhiên trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, nhân vật Tử Văn chỉ là một người bình thường, về sau dẫu có sự giúp sức là lời trình của thổ công làm chứng cho những lời nói của Tử Văn với Diêm Vương nhưng không là phần quyết định. Mọi việc vẫn ở chính con người Tử Văn gan trường, dám đối mặt với cái chết để bảo vệ cái thiện, lẽ công bằng. Như vậy có thể thấy, ở truyện cổ tích là nơi nhân dân gửi gắm ước mơ nên câu chuyện sẽ mang nặng vai trò của yếu tố kì ảo hơn.
Thêm nữa, yếu tố kì ảo góp phần đề cao nhân vật, xây dựng hình tượng nhân vật hoàn mỹ, là người anh hùng toàn vẹn. Điều đó được thể hiện nhiều trong truyện cổ tích Thạch Sanh. Với chi tiết Ngọc Hoàng sai hoàng tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già, sau đó sai tiên ông dạy cho anh đủ thứ phép thuật và võ nghệ. Qua chi tiết này đã khẳng định nguồn gốc cao quý của Thạch Sanh – mang dòng máu thần linh và tài năng phi thường của nhân vật. Hay quá trình dễ dàng giết được chằn tinh và đại bàng cũng góp phần phóng đại sức mạnh to lớn, tầm vóc vĩ đại của nhân vật. Tuy nhiên ở Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, không có yếu tố kì ảo nào trực tiếp phóng đại vẻ đẹp và sức mạnh nhân vật. Yếu tố kì ảo chỉ là không gian, bối cảnh và các cuộc đối thoại nhằm bộc lộ tính cách chính trực, không sợ cái chết, bảo vệ lẽ công bằng ở Tử Văn. Khác nhau như vậy là bởi lẽ, truyện cổ tích xây dựng lên những kiểu nhân vật hình mẫu, những người anh hùng toàn vẹn nên cần yếu tố kì ảo nhằm phóng đại nhân vật. Ngược lại, trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nhân vật cần được xây dựng gần gũi hơn với con người đời thường để nhằm tôn vinh, đề cao sức mạnh con người.
Mặt khác, truyện cổ tích Thạch Sanh để cao triết lí sống “ở hiền gặp lành", kẻ ác phải chịu báo ứng còn tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để cao sự cứng cỏi, can đảm của kẻ sĩ, đấu tranh tìm sự công bằng. Chính từ hai thông điệp gửi gắm và mối quan tâm khác nhau đã tạo ra điểm khác nhau trong giá trị của các yếu tố kì ảo.
So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phản sự đền Tản Viên và trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 3
Để thu hút được người đọc mỗi tác phẩm sẽ có những yếu tố riêng. Một trong số những yếu tố làm nên sự thành công đó là yếu tố kì ảo. Đặc biệt là yếu tố kì ảo trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” và trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Thông qua việc so sánh về yếu tố kì ảo sẽ giúp chúng ta thấy rõ dấu ấn sáng tạo của Nguyễn Dữ khi tiếp nhận những ảnh hưởng của văn học dân gian.
Trong câu chuyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” yếu tố kỳ ảo đầu tiên phải kể đến đó là sự xuất hiện của các nhân vật từ cõi âm ti, khác hẳn với các thể loại truyện thông thường mà nhân vật là thần thánh, thanh cao không nhiễm bụi trần, điều đó đã đem đến cho người đọc những trải nghiệm mới, kích thích trí tò mò cũng như gây ấn tượng sâu sắc với độc giả về cốt truyện. Nhân vật ở cõi âm đầu tiên, là khởi nguồn nên mọi diễn biến sau đó chính là tên tướng giặc họ Thôi bại trận, chết trên đất Việt, sau đó trở thành yêu quái chiếm miếu của Thổ công, quấy nhiễu dân chúng. Có thể thấy rằng đây là nhân vật phản diện điển hình nhất của truyện, lúc còn sống thì tên này làm giặc, chính vì thế khi chết đi cũng chỉ có thể làm yêu quái nhiễu loạn nhân gian, đời đời bị người ta khinh ghét sợ hãi. Không chỉ vậy tên giặc này còn phản ánh một hiện thực của đời sống ấy là nạn tham quan hoành hành, làm cho nhân dân lầm than, điều đó thể hiện qua việc hắn đút lót tham quan, bưng bít cả thượng đế để làm trò bạo ngược. Đến khi nhân vật Ngô Tử Văn đại diện cho chính nghĩa, thay trời hành đạo tự tay đốt đi ngôi đền, khiến hắn không còn chỗ trú, thì tên này lại ngang nhiên giả dạng tiến vào giấc mộng của Tử Văn, cảnh cáo bắt chàng dựng lại đền bằng những lời lẽ rất mực oai nghiêm, văn vở. Nhưng thấy Tử Văn vẫn điềm nhiên thấy chết không sờn thì quay ra tức giận, trở mặt làm trò dọa dẫm "Phong đô không xa xôi gì, tuy ta hèn nhưng há lại không đem nổi nhà ngươi đến đấy. Không nghe lời ta rồi sẽ biết". Và y như rằng ngay tối ấy tên giặc này đã không tha cho Tử Văn mà khiến chàng phải xuống hầu cõi âm ti. Trước điện Diêm Vương, tên này lại lần nữa đóng vai Thổ công bị đốt đền, lời lẽ điêu ngoa, lươn lẹo, nhằm buộc tội khiến Tử Văn phải bị trừng phạt. Tuy nhiên đến lúc thấy Tử Văn có bằng cớ chứng minh tội trạng của hắn, thì tên này lập tức lật mặt giở giọng nhân từ, cầu xin Diêm Vương tha cho Tử Văn nhằm thoát tội, với lời lẽ thể hiện sử giả nhân giả nghĩa vô cùng: "...xin đại vương tha cho hắn để có cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa, nếu chẳng may trị tội nó sợ sẽ làm hại đến đức hiếu sinh", câu nào câu ấy cũng lấy nhân đức đặt lên trên đầu lưỡi, nhưng thực tế rằng tên này đang sợ chuyện của mình bại lộ, nên mới vội bưng bít như thế. Quả là giang sơn dễ đổi bản tính khó dời, chết đến nơi vẫn không quên lươn lẹo, và kết cục của tên này cũng chẳng thể nào tốt đẹp bằng việc bị nhét gỗ vào miệng rồi đày xuống ngục Cửu U.
Nhân vật thứ hai chính là Thổ công, trong truyện miêu tả đây là một vị quan dưới thời Lý Nam Đế, vì có công giúp vua giữ nước mà chết thế nên được ban cho chức Thổ công và một ngôi đền, hưởng hương khói của nhân dân. Khi đến gặp Tử Văn thì hiện lên với phong thái nhàn nhã, khoan thai, áo vải mũ đen, là người hiền lành, trung thực, nên phải chịu nhún nhường cho tên giặc họ Thôi làm loạn. Có thể thấy rằng thổ công là nhân vật đại diện cho phe chính nghĩa, là người bị hại, phải chịu khốn đốn trước vấn nạn tham quan và gian thần nịnh nọt. Trong truyện nhân vật này chính là người đã chỉ điểm cho Ngô Tử Văn khi phải hầu Diêm Vương dưới âm ti, và giúp chàng thắng kiện còn tên giặc họ Thôi kia phải chịu trừng phạt. Sự kết hợp của Thổ công và Ngô Tử Văn trong truyện nhiều lần khiến ta liên tưởng đến sự giúp đỡ của thần, phật với nhân vật chính trong các câu chuyện dân gian, cổ tích. Chỉ khác một chút rằng, ở đây Ngô Tử Văn không hoàn toàn dựa vào những lời dạy của Thổ công mà quan trọng nhất vẫn là dựa vào khí khái, tinh thần dũng cảm của bản thân và tấm lòng trung thực, không sợ kẻ ác của nhân vật này. Sự kết hợp của Thổ công và Ngô Tử Văn có thể liên tưởng đến sự đoàn kết của nhân dân ta trong quá trình chống giặc ngoại xâm, thì ở đây là sự đoàn kết của phe chính nghĩa khi đối diện với cái ác, cái xấu hoành hành.
Nhân vật Diêm Vương là người đứng đầu cõi minh ti, trong truyện đóng vai trò là người phán xử. Lúc đầu khi đứng trước lời tố cáo đầy gian dối và lươn lẹo của tên tướng giặc họ Thôi, thì Diêm Vương đã bị lừa gạt và đâm ra trách phạt Tử Văn vì cớ sao lại phá đền, chốn thần phật nương náu. Tuy nhiên sao một hồi tranh cãi phân xử, lại thấy Ngô Tử Văn đưa ra được chứng cứ xác thực thì Diêm Vương đã lập tức nhận ra sự thật, trả lại công bằng cho Tử Văn đồng thời xử phạt tên giặc họ Thôi kia để trừng trị cái tính gian tà, chuyên làm điều ác quấy nhiễu nhân dân, lại còn thích mồm loa mép dải. Những nhân vật khác như quỷ Dạ xoa, quỷ sứ góp phần làm cho chốn âm ti thêm sinh động, nhiều màu sắc, thể hiện được sự uy nghiêm, cẩn trọng nơi địa phủ từ đó khơi gợi cảm giác hứng thú cho người đọc.
Cuối cùng là nhân vật Ngô Tử Văn, nhân vật chính của câu chuyện, ngoài việc nằm mộng thấy tên tướng giặc họ Thôi, rồi bị đưa xuống âm phủ chịu tội, thì yếu tố kỳ ảo và gây ấn tượng nhất của nhân vật này đó là việc chết đi rồi sống lại sau khi diện kiến Diêm Vương. Điều đó bộc lộ một chân lý đúng đắn, ở hiền gặp lành, người tốt sẽ được đền đáp xứng đáng, chứ không phải chịu chết một cách oan khuất, chứng minh sự hiện diện của lẽ phải không chỉ ở chốn trần gian mà ở bát cứ nơi đâu, kể cả ở chốn âm ti, người vốn đang ở đâu sẽ được trả về chỗ ấy để hưởng cho hết cái phúc phần dương gian của mình. Rồi sau đó nhận lời của Thổ công không bệnh mà mất, để đến ở cõi tiên hưởng cái phúc phần của tiên gia, âu cũng xem là một cái kết hậu trong hậu.
Còn với truyện cổ tích “Thạch Sanh”, Thạch Sanh là thái tử do Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai làm con vợ chồng nhà nọ. Bà mẹ mang thai mấy năm mà không sinh. Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh. Sau đó, được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ, mọi phép thần thông. Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh. Tiếp theo là cậu giết chằn tinh và đại bàng nhằm khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh. Cứu con trai vua Thủy Tề và được mời xuống chơi Thủy Cung, khẳng định chân lí người hiền sẽ gặp lành. Hồn chằn tinh và đại bàng tìm cách vu oan cho Thạch Sanh. Thể hiện sức sống dai dẳng của cái ác. Niêu cơm thần ăn mãi không hết, thể hiện ước mơ về cuộc ống no đủ của nhân dân lao động. Còn cây đàn thần làm cho Thạch Sanh giải oan nó còn làm cho đất nước hòa bình. Điều này tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa. Những chi tiết này nhằm tăng sức hấp dẫn cho truyện thể hiện quan niệm của người dân lao động về công lí và mơ ước ở đời.
Như vậy có thể thấy rằng, các yếu tố kì ảo, hoang đường trong tác phẩm không chỉ góp phần làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, kịch tính, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Mà quan trọng hơn nó còn góp phần làm nổi bật chủ đề, nội dung và tính cách của từng nhân vật theo tuyến thiện - ác, từ đó phản ánh mơ ước của nhân dân ta về một thế giới công bằng bình đẳng, chân lý "ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác" được thực thi ở muôn nơi không kể chốn nhân gian hay cõi âm ti địa ngục.
So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phản sự đền Tản Viên và trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 4
Trong cả hai tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ và truyện cổ tích “Thạch Sanh”, yếu tố kì ảo đều được sử dụng một cách sáng tạo để tạo nên những câu chuyện hấp dẫn và đầy ý nghĩa. Cả hai tác phẩm có nhiều điểm tương đồng.
Trước hết, trong cả hai tác phẩm đều xuất hiện những nhân vật kì ảo, không có thật. Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, hình ảnh các nhân vật kì ảo được miêu tả vô cùng chi tiết, ẩn giấu những ý nghĩa như hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi là tên tướng bại Trận ở Bắc Triều, cái hồn bơ vơ ở Nam Triều, tranh miếu chiếm đền Thổ Công. Đây là hiện thân của ái ác, lừa lọc, giả dối. Hay hình ảnh nhân vật Thổ Công giữ chức Ngực sự đại phu từ thời Lý Nam Đế, chết vì Cần Vương. Diêm Vương là người đứng đầu, trực tiếp phán xử vụ án giữa Tử Văn và hồn ma tướng giặc. Đây đều là những nhân vật kì ảo, không có thực, góp phần thể hiện cốt truyện. Còn trong “Thạch Sanh” cũng có những nhân vật không có thực, chỉ tồn tại trong thế giới cổ tích như: Ngọc Hoàn, thái tử, chằn tinh…; đồ vật thần kì như niêu cơm thần, tiếng đàn giúp giải oan. Sự tương đồng còn thể hiện trong mô típ của cả hai tác phẩm: vong hồn vẫn còn tồn tại sau khi chết, trong thế giới thần linh có sự phân chia Thiện – ác…
Ngoài những điểm tương đồng, yếu tố kì ảo được sử dụng có những điểm khác biệt nhất định. Đầu tiên là sự xuất hiện của hai nhân vật chính trong hai tác phẩm. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên với nhân vật chính là Tử Văn được tác giả giới thiệu cụ thể từ tên, quê quán gắn với những địa điểm có thật. Truyện Thạch Sanh nhân vật chính là Thạch Sanh có nguồn gốc xuất thân kì ảo qua việc Thạch Sanh là thái tử do Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai lằm con vợ chồng nhà nọ. Sự khác nhau còn được thể hiện ở việc kết thúc truyện. Nếu trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Tử Văn trở về nhận được chức thì trong Thạch Sanh thì Thạch Sanh lại được kết hôn với công chúa và được làm vua. Về giá trị của tác phẩm, truyện Chuyện chứa phán sự đền Tản Viên đề cao sự can đảm, mạnh mẽ thì Thạch Sanh đề cao triết lí sống “Ở hiền gặp lành”, kẻ ác chịu báo ứng.
Qua sự phân tích, đánh giá giữa những điểm tương đồng và khác biệt, ta có thể thấy yếu tố kì ảo tỏng thể loại truyền kì là sự kế tục của thể loại văn học dân gian. Cả hai tác phẩm đều sử dụng yếu tố kì ảo để tạo nên những câu chuyện hấp dẫn, đồng thời truyền tải những thông điệp sâu sắc về cuộc sống và con người.
So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phản sự đền Tản Viên và trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 5
Chào thầy cô và các bạn, hôm nay, em xin trình bày về vấn đề so sánh yếu tố kì ảo trong “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ với yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích: “ Thạch Sanh”
Trong nền văn học Việt Nam, yếu tố kì ảo có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng tác phẩm, đem đến cảm giác mới lạ cho người đọc, mở ra một thế giới của trí tưởng tượng. Mặt khác, yếu tố này góp phần phản ánh được quan điểm, ước mơ, khát vọng của tác giả. Trong hai tác phẩm Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên và truyện cổ tích Thạch Sanh, việc sử dụng yếu tố kì ảo có những điểm tương đồng và khác nhau.
Việc sử dụng yếu tố kì ảo của hai tác phẩm có nhiều điểm tương đồng. Trước hết, trong cả hai tác phẩm Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên và truyện cổ tích Thạch Sanh đều xuất hiện những nhân vật kì ảo, không có thật. Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, hình ảnh các nhân vật kì ảo được miêu tả vô cùng chi tiết, ẩn giấu những ý nghĩa như hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi là tên tướng bại trận của Bắc Triều, cái hồn bơ vơ ở Nam Triều, tranh miếu chiếm đền Thổ Công. Đây là hiện thân của cái ác, lừa lọc, giả dối. Hay hình ảnh nhân vật Thổ Công giữ chức Ngực sự đại phu từ thời Lý Nam Đế, chết vì cần vương.. Diêm Vương là người đứng đầu Minh ti, trực tiếp phán xử vụ án giữa Tử Văn và hồn ma tướng giặc. Đây đều là những nhân vật kì ảo, không có thực, góp phần thể hiện cốt truyện. Còn trong truyện cổ tích Thạch Sanh, cũng có những nhân vật không có thực, chỉ tồn tại trong thế giới cổ tích như: Ngọc Hoàng, thái tử, chằn tinh.. , đồ vật thần kì như niêu cơm thần ăn mãi không hết, tiếng đàn giúp cho Thạch Sanh được giải oan. Tiếp đó, sự tương đồng còn được thể hiện trong mô típ của cả hai tác phẩm: vong hồn vẫn còn tồn tại sau khi chết, trong thế giới thần linh có sự phân chia Thiện- Ác… Đây là mô típ với những tình tiết khá quen thuộc xuất hiện trong nền văn học Việt Nam từ thể loại truyện cổ tích thần kì tới truyện truyền kì
Mặc dù vậy, yếu tố kì ảo được sử dụng có những điểm khác biệt nhất định. Đầu tiên, sự xuất hiện của nhân vật chính trong cả hai tác phẩm: Truyện Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên với nhân vật chính là Ngô Tử Văn, được tác giả giới thiệu vô cùng cụ thể: tên, nơi sinh gắn với những địa điểm có thật “huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang”. Truyện cổ tích Thạch Sanh, nhân vật chính Thạch Sanh có nguồn gốc xuất thân kì ảo: Là thái tử do Ngọc hoàng cử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già nghèo khó nhưng tốt bụng luôn giúp đỡ mọi người…Tiếp đó, sự khác nhau được thể hiện trong kết thúc truyện: Nếu như trong Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên, Tử Văn trở về, nhận chức phán sự đền Tản Viên thì ở truyện cổ tích Thạch Sanh, Thạch Sanh được kết duyên với công chúa và được truyền lại ngôn vua. Hơn thế nữa, về giá trị của tác phẩm được thể hiện qua mô típ chuyện cũng có nhiều điểm riêng biệt: Truyện cổ tích Thạch Sanh đã đề cao triết lý sống: “ ở hiền gặp lành”, kẻ ác phải chịu báo ứng còn trong Chức phán sự đền Tản Viên đề cao sự cứng cỏi, can đảm của kẻ sĩ, đấu tranh tìm sự công bằng không phải cho mình mà cho người yếu thế.
Qua sự phân tích, đánh giá giữa những điểm tương đồng và khác biệt, ta có thể thấy yếu tố kì ảo trong thể loại truyền kì là sự kế tục của thể loại văn học dân gian: Sự xuất hiện của những nhân vật kì ảo không có thực hay là mô típ truyện có những chi tiết hoang đường, huyền ảo như: người chết sống lại, thế giới thần linh cũng phân chia thiện ác… Dòng truyện kì ảo trung đại, dù vẫn còn mang bóng dáng của văn học dân gian, nhưng đây là những sáng tác đậm dấu ấn cá nhân của tác giả, gắn liền với sự bừng ngộ, sự ý thức của con người đối với hiện thực. Cảm hứng của Nguyễn Dữ khi sáng tác Truyền kì mạn lục là lấy cái “ kì” để nói cái “ thực”.. Vì lẽ đó, yếu tố kì ảo được sử dụng như một phương thức kể chuyện khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động. Ngoài ra, yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực đan xen vào nhau, cùng tồn tại để bộ lộ tư tưởng của tác giả. Điều này khác với truyền cổ tích Thạch Sanh khi mà yếu tố kì ảo có vai trò to lớn, không thể thiếu trong sự phát triển tình tiết, giải quyết xung đột: chiếc đàn thần, niêu cơm của Thạch Sanh….
Có thể nói rằng, văn học dân gian có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của văn học viết. Các tác giả của nền văn học viết đã tiếp thu nội dung một cách chọn lọc về đề tài, nguồn cảm hứng, … Đặc biệt trong phương diện nghệ thuật, thông qua việc sử dụng yếu tố kỳ ảo trong thể loại văn học viết đã phản ánh quan niệm, ước mơ của người viết. Cùng với đó, việc vận dụng một cách sáng tạo yếu tố trên góp phần thể hiện dấu ấn cá nhân của mình trong mỗi tác phẩm.
Phần trình bày của em đến đây là kết thúc, em rất mong nhận được phản hồi từ thầy cô và các bạn để bài làm của em thêm hoàn thiện. Em cảm ơn ạ.
So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phản sự đền Tản Viên và trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 6
- Mở bài :
+ Lời chào: Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là…….. Học sinh lớp…… Trường ………………
+ Giới thiệu vấn đề cần trình bày: Yếu tố kì ảo là một thành phần quan trọng trong truyện ngắn cũng như trong các câu chuyện dân gian, bởi lẽ nó đưa đến sức hấp dẫn của truyện kể. Tuy nhiên, các yếu tố kì ảo giữa các thể loại nói chung và các tác phẩm nói riêng, sẽ có điểm giống và khác nhau như thế nào. Sau đây, chúng ta sẽ cùng so sánh yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích Thạch Sanh và đoạn trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của tác giả Nguyễn Dữ.
- Thân bài :
+ Điểm tương đồng :
1. Mô típ về thế giới thần linh, ma quỷ - nơi có những thế lực siêu nhiên mang nhiều sức mạnh vượt quá con người. Ở thế giới đó, vong hồn vẫn tồn tại sau khi chết và giao tiếp với con người dương gian. Với mô típ này đã tạo nên một thế giới kì bí, ẩn chứa những bí ẩn của siêu nhiên. Đó cũng chính là điểm cuốn hút và hấp dẫn người đọc để khai phá và tăng sức hấp dẫn của chuyện kể.
2. Ở thế giới thần linh cũng có sự phân chia Thiện - Ác. Ta bắt gặp trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên một Diêm Vương uy nghi, luôn công bằng và đứng về lẽ phải, một thổ công hiền hậu, có công với đất nước, luôn mong muốn đưa đến phúc đức cho nhân dân. Còn trong Thạch Sanh đó là vị Ngọc Hoàng sáng suốt và đầy lòng trắc ẩn, khi đã ban xuống cho đôi vợ chồng hiền hậu, tốt bụng nhưng tuổi đã già mãi chưa có con. Nhưng cũng có không ít yêu ma, quỷ quái cũng có phép thần thông như chằn tinh, đại bàng thần trong Thạch Sanh, hay các quan ăn hối lộ dưới Minh ti, viên bách hộ họ Thôi trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Thông qua việc xây dựng nhân vật có ác, có thiện, tác giả muốn gửi gắm thông điệp ẩn sâu trong thế giới thần linh chính là đại diện cho thế giới dương gian đang tồn tại.
3. Cái ác khó bị triệt tiêu. Thông qua yếu tố kì ảo, hai câu chuyện đã thể hiện sự tồn tại dai dẳng của cái ác. Như trong Thạch Sanh hồn ma của chằn tinh và đại bàng vẫn luôn bám lấy và hãm hại Thạch Sanh. Còn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là sự hoành hành tác quái bao năm của viên bách hộ họ Thôi dưới trướng là thần đền ban phúc lộc. Thông qua việc thể hiện cái ác khó bị triệt tiêu để nhằm tôn lên vinh quang chiến thắng của cái thiện, là một cuộc đấu tranh gian khó nhưng cuối cùng cái thiện vẫn chiến thắng vẻ vang.
+ Điểm khác biệt :
1. Thạch Sanh - các yếu tố thần kì tham gia vào cốt truyện để giúp đỡ những nhân vật bất hạnh và tiếp thêm sức mạnh cho người đứng ra bảo vệ cái thiện còn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, yếu tố thần kì là nơi để thể hiện tính cách nhân vật. Nhân vật Thạch Sanh được Ngọc Hoàng sai tiên ông dạy đủ thứ võ nghệ cao cường và mọi phép thần thông, chính điều đó đã giúp cho Thạch Sanh có thể giành chiến thắng về sau. Tuy nhiên trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, mọi việc vẫn ở chính con người Tử Văn gan trường, dám đối mặt với cái chết để bảo vệ cái thiện, lẽ công bằng. Như vậy có thể thấy, ở truyện cổ tích là nơi nhân dân gửi gắm ước mơ nên câu chuyện sẽ mang nặng vai trò của yếu tố kì ảo hơn.
2. Thạch Sanh - Yếu tố kì ảo góp phần đề cao nhân vật, xây dựng hình tượng nhân vật hoàn mỹ, là người anh hùng toàn vẹn. Thạch Sanh có nguồn gốc cao quý – mang dòng máu thần linh và tài năng phi thường của nhân vật. Tuy nhiên ở Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, không có yếu tố kì ảo nào trực tiếp phóng đại vẻ đẹp và sức mạnh nhân vật. Nguyên nhân là do truyện cổ tích xây dựng lên những kiểu nhân vật hình mẫu, những người anh hùng toàn vẹn nên cần yếu tố kì ảo nhằm phóng đại nhân vật. Ngược lại, trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nhân vật cần được xây dựng gần gũi hơn với con người đời thường để nhằm tôn vinh, đề cao sức mạnh con người.
3. truyện cổ tích Thạch Sanh để cao triết lí sống “ở hiền gặp lành", kẻ ác phải chịu báo ứng còn tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để cao sự cứng cỏi, can đảm của kẻ sĩ, đấu tranh tìm sự công bằng. Chính từ hai thông điệp gửi gắm và mối quan tâm khác nhau đã tạo ra điểm khác nhau trong giá trị của các yếu tố kì ảo
- Kết thúc:
+ Yếu tố kì ảo đóng một vai trò quan trọng trong truyện kể. Dựa trên những yếu tố kì ảo ở văn học dân gian, văn học viết có thể tiếp tục kế thừa, phát huy và sáng tạo, để đưa đến những câu chuyện hấp dẫn, đi sâu vào lòng người đọc.
+ Lời kết và cảm ơn: Trên đây là phần trình bày của tôi về việc so sánh yếu tố kì ảo trong “Chuyện chức phán sự đền tản Viên” của Nguyễn Dữ với yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích “Thạch Sanh” . Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.
So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phản sự đền Tản Viên và trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 7
Đang cập nhật ...
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: