Tài liệu soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 47 Tập 1 Ngữ văn lớp 12 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 47 Tập 1
1. Hài kịch
- Khái niệm : Hài kịch là một thể loại kịch, mang đầy đủ những đặc điểm của thể loại này về cốt truyện, ngôn ngữ, xung đột, hành động kịch,... nhưng có những điểm khác biệt sau:
- Hài kịch sử dụng tiếng cười để chế giễu, phê phán, châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu, cái nhố nhăng, lố bịch, kệch cỡm, lỗi thời,... trong đời sống.
- Xung đột trong hài kịch thường là mâu thuẫn giữa cái xấu (cái thấp hèn) với cái tốt (cái đẹp, cái cao cả), cũng có khi là mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu.
- Nhân vật trong hài kịch thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm, phẩm chất, năng lực và vị trí xã hội,... hoặc có thói quen, tính cách, ứng xử,... trái với lẽ thường; vì vậy thường trở nên lố bịch, hài hước, đáng cười.
- Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của nhân vật (lời thoại, cử chỉ, điệu bộ, hành vi,...) tập trung bộc lộ thói tật, tính cách đáng cười của nhân vật hài kịch.
- Ngôn ngữ trong hài kịch bao gồm lời thoại (đối thoại, độc thoại, bàng thoại) và chỉ dẫn sân khấu. Tác giả thường sử dụng ngôn ngữ gần với đời sống và các biện pháp như: chơi chữ, nói lái, nói lắp, nhại,
- Kết cấu của văn bản hài kịch cũng được chia thành các hồi, lớp, cảnh,... Hệ thống nhân vật được tổ chức theo quan hệ đối lập để làm nổi bật xung đột.
2. Phong cách cổ điển
- Khái niệm: Phong cách cổ điển là một phong cách của các tác phẩm văn học châu Âu, phát triển rực rỡ nhất ở nước Pháp từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX.
- Cơ sở : triết học duy lí,
- Nhân vật trung tâm lí tưởng là những con người đặt lí trí lên trên tình cảm, phục tùng lợi ích quốc gia, dòng họ; phê phán những con người đam mê dục vọng bản năng, đi ngược lại nguyên tắc tôn sùng lí trí.
- Thủ pháp : Chú trọng hướng về những hình tượng và hình thức của văn nghệ cổ đại (mô phỏng cổ đại), lấy tự nhiên làm đối tượng mô phỏng, tạo ra những hệ thống quy định khắt khe cho mỗi thể loại.
3. Lỗi lô gích, câu mơ hồ và cách sửa
3.1. Lỗi lô gích là hiện tượng câu hoặc đoạn văn, văn bản có những thông tin, lập luận mâu thuẫn nhau hoặc thiếu nhất quán, không đầy đủ, không tõ ràng. Để sửa lỗi lô gích, người viết cần xác định đúng nguyên nhân gây ra lỗi và thay thế các từ ngữ phù hợp, đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với tư duy.
3.2. Câu mơ hồ là câu mắc lỗi dùng từ hoặc lỗi cấu tạo khiến người nghe (người đọc) có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Để sửa câu mơ hồ, người viết cần thêm những từ ngữ phù hợp để làm nổi bật thông báo duy nhất của câu, tránh hiểu lầm.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: