Chú ý luận điểm được nêu và cách lập luận để làm sáng tỏ luận điểm

81

Trả lời Câu hỏi 2 trang 64 Ngữ văn 12 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Nhìn về vốn văn hoá dân tộc giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Nhìn về vốn văn hoá dân tộc

Câu hỏi 2 trang 64 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1Chú ý luận điểm được nêu và cách lập luận để làm sáng tỏ luận điểm

Trả lời:

- Cách triển khai lập luận của tác giả khá đặc biệt. Bắt đầu, ông đã không nói về cái có, mà nói về cái không của vốn văn hóa dân tộc. Có thể dễ dàng đếm được trong bài có đến trên vài chục lần từ “không” lặp lại – từ không với hàm nghĩa chỉ ra những cái mà dân tộc ta không có. 

- Bên cạnh từ “không” các cụm từ và từ như chưa bao giờ, ít cũng chở theo một nội dung tương tự

- Cái gây ấn tượng toát lên từ cách nhìn trực diện về vấn đề hơn là cách tung hứng ngôn từ. Vào thời điểm tiểu luận của Trấn Đình Hượu ra đời, người ta vốn đã quen nghe những lời ca tụng về dân tộc mình (“Càng nhìn ta, lại càng say” – Tố Hữu), bởi vậy, khi giáp mặt với một cách đặt vấn đẽ khác, một cảm hứng nghiên cứu khác, nhiều người dễ có cảm tưởng rằng tác giả đã “nói ngược” hay đã cực đoan trong các nhận định. Kì thực, nếu nắm được mạch nghiên cứu lịch sử tư tưởng của Trần Đình Hượu, đồng thời chấp nhận nét đặc thù của lối văn “phát biểu ý kiến”, ít có trích dẫn cũng như ít đưa dẫn chứng (ở cấp độ cụ thể, chi tiết), lại chủ yếu hướng vào giới chuyên môn vốn am hiểu sâu sắc các vấn đề hữu quan, ta sẽ dễ dàng chia sẻ, tán đồng với tác giả về hầu hết những luận điểm then chốt mà ông nêu lên.

Đánh giá

0

0 đánh giá