Những hình ảnh biểu tượng gợi cảm nhận thế nào về tiếng đàn

149

Trả lời Câu hỏi 4 trang 49 Ngữ văn 12 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca

Câu hỏi 4 trang 49 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1Những hình ảnh biểu tượng gợi cảm nhận thế nào về tiếng đàn?

Trả lời:

- Điệp ngữ “tiếng ghi ta” được nhắc lại bốn lần kết hợp với nghệ thuật chuyển đổi cảm giác như một tiếng nấc nghẹn ngào:

- "tiếng ghi ta nâu": biểu trưng cho tình yêu dành cho những con đường, những mảnh đất ở Tây Ban Nha.

- "tiếng ghi ta lá xanh": biểu trưng cho tình yêu cuộc sống mãnh liệt.

- "tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan": Lor-ca bị sát hại, nghệ thuật cũng dang dở.

- "tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy": số phận Lor-ca oan khiên, thảm khốc.

→ Tất cả diễn tả lòng tiếc thương của nhân dân Tây Ban Nha nói chung, của tác giả Thanh Thảo nói riêng đối với cái chết đầy oan khuất của Lorca.

→ Thanh Thảo đã sáng tạo một loạt hình ảnh dựa trên cơ chế tương giao chuyển đổi cảm giác. Hình ảnh đầu tiên chính là tiếng ghi ta nâu, âm thanh của tiếng đàn đã được ghi lại bằng mày sắc. Bản thân màu sắc gợi ra nhiều lới nghĩa khác nhau, có thể là màu khởi nguyên của sự sống – đất; có thể là màu của cây đàn ghi ta; nhưng cũng có thể là màu mắt của cô gái di-gan sống trên thảo nguyên.

Hình ảnh tiếng ghi ta xanh lại tiếp tục là một hình ảnh thơ đa nghĩa nữa. Có thể hiểu tiếng đàn ghi ta như là xanh biết mấy, sự chuyển đổi giữa âm thanh tiếng đàn đến sức xanh của lá, gợi nên sức sống, sự tươi non, góp phần khẳng định sức sống bền bỉ của tiếng đàn. Cũng có thể hiểu tiếng đàn ghi ta làm lá xanh biết mấy, ở đây sức sống và giá trị của tiếng đàn còn to lớn và mãnh liệt hơn nữa. Nó không chỉ là giá trị tự thân của tiếng đàn mà còn có sức lan tỏa, tác động làm các sự vật, hiện tượng bừng lên sức sống, lá cây xanh hơn, cuộc đời đẹp đẽ hơn.

Tiếp tục phát huy tài năng của mình, Thanh Thảo sáng tạo ra âm thanh thứ ba, đó là tiếng đàn tròn. Hình ảnh tiếng đàn tròn đã xuất hiện ở đầu tác phẩm đến đây lại được lặp lại một lần nữa. Tiếng đàn bọt nước biểu tượng cho sự tròn trịa, long lanh, nếu ở đầu bài thơ mới chỉ là dự cảm về sự mong manh, dễ vỡ thì đến đây đã trở thành hiện thực. Động từ “vỡ tan” đã một lần nữa khẳng định sự mong manh ấy, nó diễn ra vô cùng nhanh chóng và bất ngờ.

Cuối cùng là hình ảnh “tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy” vô cùng ám ảnh người đọc. Đến đây tiếng đàn thực sự đã trở thành sinh thể sống, không chỉ tồn tại với giá trị tinh thần vô hình mà dường như nó còn có cả thể xác – hữu hình. Bởi vậy, khi bị hủy diệt, bị chà đạp nó vỡ tan thành muôn ngàn dòng máu. Một số phận đầy đau thương, bi thảm trước sự tàn sát đẫm máu của chủ nghĩa phát xít. Cảm nhận nỗi đau thuộc về thể xác của tiếng đàn vốn được coi là thuộc về tinh thần, cho thấy sự đồng điệu, tri âm của Thanh Thảo với tiếng đàn hay chính với người nghệ sĩ Lor-ca.

Đánh giá

0

0 đánh giá