Với giải sách bài tập Toán 6 Bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Toán lớp 6 Bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên
Bài 3.35 trang 59 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Thực hiện phép chia:
a) 735: (-5); b) (-528): (-12); c) (-2 020): 101.
Lời giải:
a) 735: (-5) = - (735: 5) = - 147
b) (-528): (-12) = 528: 12 = 44
c) (- 2 020): 101 = - (2 020: 101) = - 20
Bài 3.36 trang 59 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Tìm các ước của 21 và -66.
Lời giải:
+) Ta có: 21 = 3. 7
Các ước nguyên dương của 21 là: 1; 3; 7; 21
Do đó tất cả các ước của 21 là: -21; -7; -3; -1; 1; 3; 7; 21
Viết gọn các ước của 21 là: ±1; ±3; ±7; ±21
+) Ta có: 66 = 2. 3. 11
Các ước nguyên dương của 66 là: 1; 2; 3; 6; 11; 22; 33; 66
Do đó tất cả các ước của -66 là: -66; -33; -22; -11; -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6; 11; 22; 33; 66.
Viết gọn các ước của -66 là: ±1; ±2; ±3; ±6; ±11; ±22; ±33; ±66.
Lời giải:
Nhân 11 lần lượt với 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; … ta được các bội dương của 11 là: 0; 11; 22; 33; 44; 55; 66; 77; 88; 99;…
Do đó các bội của 11 là: ..;-55; -44; -33; -22; -11; 0; 11; 22; 33; 44; 55; 66; 77; 88; 99;…
Vậy các bội khác 0 của 11, lớn hơn – 50 và nhỏ hơn 100 là: -44; -33; -22; -11; 11; 22; 33; 44; 55; 66; 77; 88; 99.
Lời giải:
Vì x là số nguyên chia hết cho 3 nên x là bội của 3.
Nhân 3 lần lượt với 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7;…ta được các bội dương của 3 là: 0; 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21; …
Do đó các bội của 3 là: …;- 21; -18; -15; -12; -9; -6; -3; 0; 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21; …
Mà -18 ≤ x ≤ 18 nên x ∈ {-15; -12; -9; -6; -3; 0; 3; 6; 9; 12; 15; 18}
Do x ∈ P nên P = {-15; -12; -9; -6; -3; 0; 3; 6; 9; 12; 15; 18}
Vậy P = {-15; -12; -9; -6; -3; 0; 3; 6; 9; 12; 15; 18}.
Bài 3.39 trang 59 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Hãy phân tích số 21 thành tích của hai số nguyên.
Lời giải:
Ta có: 21 = 3. 7 = (-3). (-7) = 1. 21 = (-1). (-21)
Vậy 21 có 4 cách phân tích thành tích của hai số nguyên.
Lời giải:
Ta đã biết mỗi số nguyên khác 0 đều chia hết cho chính nó. Do đó x chia hết cho x
Theo đề bài x + 5 chia hết cho x
Do đó: [(x + 5) – x] chia hết cho x
[(x – x) + 5] chia hết cho x
Mà [(x - x) + 5] = 5 nên 5 chia hết cho x hay x là một ước của 5.
Các ước của 5 là: -5; -1; 1; 5. Vì thế x ∈ {-5; -1; 1; 5}
Vậy x ∈ {-5; -1; 1; 5}.
Lý Thuyết Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên
1. Phép chia hết
Cho a,b ∈ Z với b ≠ 0 . Nếu có số nguyên q sao cho a = b.q thì ta có phép chia hết a:b = q (trong đó ta cũng gọi a là số bị chia, b là số chia và q là thương). Khi đó ta nói a chia hết cho b, kí hiệu a b.
Ví dụ 1. Các phát biểu sau đúng hay sai? Vì sao?
a) 27 chia hết cho 9;
b) 28 không chia hết cho 14;
c) 135 chia hết cho 15.
Lời giải
a) Vì 27 = 9.3 nên 27 chia hết cho 3. Do đó a đúng.
b) Vì 28 = 14.2 nên 28 chia hết cho 14. Do đó b sai.
c) Vì 135 = 15.9 nên 135 chia hết cho 15. Do đó c đúng.
2. Ước và bội
Khi a b (a,b ∈ Z, b ≠ 0), ta còn gọi a là một bội của b và b là một ước của a.
Ví dụ 2.
a) 5 là một ước của -15 vì (-15) 5.
b) (-15) là một bội của 5 vì (-15) 5.
Nhận xét:
Nếu a là một bội của b thì –a cũng là một bội của b.
Nếu b là một ước của a thì – b cũng là một ước của a.
Ví dụ 3.
a) Tìm tất cả các ước của 6 và 9.
b) Tìm các bội của 8.
Lời giải
a) Ta có các ước dương của 6 là: 1; 2; 3; 6.
Do đó tất cả các ước của 6 là: 1; -1; 2; -2; 3; -3; 6; -6.
Ta có các ước dương của 9 là: 1; 3; 9.
Do đó tất cả các ước của 9 là: 1; -1; 3; -3; 9; -9.
b) Lần lượt nhân 8 với 0; 1; 2; 3; 4; …, ta được các bội dương của 8 là: 0; 8; 16; 24; 32; 40; 48; …Do đó bội của 8 là: 0; 8; -8; 16; -16; 24; -24; 32; -32; …