Tại sao không gọi phương trình (11.1) là phương trình trạng thái của chất khí mà lại gọi là phương trình trạng thái của khí lí tưởng

170

Với giải Câu hỏi 2 trang 45 Vật lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 11: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 11: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng

Câu hỏi 2 trang 45 Vật lí 12: Tại sao không gọi phương trình (11.1) là phương trình trạng thái của chất khí mà lại gọi là phương trình trạng thái của khí lí tưởng?

Lời giải:

Lý do không gọi phương trình (11.1) là phương trình trạng thái của chất khí:

- Phương trình (11.1): p1T1p2T2=const

- Lý do không gọi phương trình (11.1) là phương trình trạng thái của chất khí:

+ Phương trình (11.1) chỉ áp dụng cho khí lí tưởng.

+ Khí lí tưởng là khí giả định, có các tính chất: Các phân tử khí có kích thước bằng 0. Lực tương tác giữa các phân tử khí bằng 0. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn, va chạm hoàn toàn đàn hồi.

+ Trên thực tế, không có khí nào hoàn toàn là khí lí tưởng.

+ Các khí thực đều có: Kích thước phân tử. Lực tương tác giữa các phân tử.

Do đó, phương trình (11.1) chỉ là phương trình trạng thái gần đúng của chất khí.

Lý thuyết Phương trình trạng thái của khí lí tưởng

1. Phương trình trạng thái của một lượng khí xác định

Phương trình trạng thái khí lý tưởng mô tả mối quan hệ giữa áp suất, thể tích, nhiệt độ và số mol của chất khí: p1V1T1=p2V2T2pVT= hằng số.

2. Phương trình Claperon – Mendeleev:

Phương trình: pV=nRT=mMRT còn được gọi là phương trình Claperon - Mendeleev.

* Trong đó:

• n là số mol: n=mM với (m là khối lượng, M là khối lượng mol);

• R hằng số khí, hệ SI: R = 8,31 (J/kg.K); hệ hỗn hợp R=0,082atm.lmol.K.

Đánh giá

0

0 đánh giá